Thành viên
- Tham gia
- 2/1/24
- Bài viết
- 141
- Chủ đề Author
- #1
Em thương mến,
Em hỏi tôi đang làm nghề gì?
Câu trả lời của tôi đơn giản là: Lắng nghe!
Thực sự theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Tôi làm trong bệnh viện của Úc, với công việc là Pastoral Care (Chăm sóc Mục Vụ) cho các bệnh nhân. Nhiệm vụ chính của công việc này là trợ giúp bệnh nhân về mặt cảm xúc, tinh thần và tâm linh bằng 2 việc chính là LẮNG NGHE VÀ HIỆN DIỆN.
Ảnh: Priscilla Du Preez/Unsplash
Công việc của tôi đơn giản là Lắng nghe sâu và hiện diện bên mỗi bệnh nhân một cách thiết thân nhất. Các bệnh nhân trong bệnh viện là những người thật sự rất "nghèo" về nhiều lĩnh vực.
Trước hết, cái nghèo đầu tiên ở đây là nỗi khổ của sức khỏe suy kiệt. Mọi hoạt động đơn giản bỗng trở nên phức tạp và khó khăn như ăn uống, đi vệ sinh hay đi lại bình thường. Họ đối diện với sự bất lực trong việc kiểm soát cơ thể. Một điều mà có lẽ hiếm khi họ thấy trước khi bước vào nằm bệnh.
Thêm vào đó, cái nghèo thứ hai là môi trường sống bị thay đổi đột ngột. Họ phải xa môi trường quen thuộc là ngôi nhà, chiếc giường hay quần áo và các món ăn quen thuộc. Thay vào đó họ phải nằm trên chiếc giường bệnh rất không thoải mái, phải chia sẻ phòng ngủ với nhiều người, giấc ngủ không sâu vì những hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Không có diện đồ hay trang điểm. Các món ăn trong bệnh viện thì thật khó để vừa khẩu vị.
Tiếp đến, cái nghèo của việc các mối quan hệ bị ngắt quãng cũng là một vấn đề lớn. Họ không thể đảm trách được bất cứ vai trò hay trách nhiệm nào trong các mối quan hệ, đặc biệt là với gia đình của mình. Họ không thể chăm sóc cho ai, hay quan tâm giúp đỡ ai được. Vì khi đó, chính họ còn đang mắc kẹt với việc tự chăm sóc mình.
Hậu quả của quá trình nằm viện là những cảm giác khó chịu, bất lực, cô đơn, thậm chí là tức giận hay trầm cảm. Khi đó, mọi lời khuyên bỗng trở nên sáo rỗng. Trong hoàn cảnh đau khổ và bất lực, họ khó có thể nghĩ điều gì vui vẻ hay lạc quan được.
Điều họ cần là ai đó hiểu những gì mình đang trải qua, ai đó có thể kiên nhẫn ngồi xuống lắng nghe mà không phán xét hay ép họ phải thay đổi, ai đó có thể cùng họ nhìn vào những cảm xúc hay hoàn cảnh hiện tại để họ bắt đầu tìm điều gì là quan trọng với họ và ý nghĩa của cuộc sống là gì? Rất nhiều người thay đổi sau khi họ trở về từ bệnh viện, em có thấy điều đó không?
Ảnh: wocintechchat
Em thương mến,
Việc lắng nghe người khác và hiện diện với họ trong những lúc vui buồn là việc ý nghĩa phải không? Con người khao khát được lắng nghe, được hiểu, được nhìn nhận giá trị.
Em có biết những sự thật mang tính khoa học về tai người là: những xương trong tai là những cái xương nhỏ nhất trong cơ thể, chúng ta nghe được là nhờ những sợi lông tơ rung động, sau đó sóng âm thanh được chuyển tới não và não phân tích để chúng ta hiểu được âm thanh. Và tai còn là bộ phận giúp ta cân bằng cơ thể, để ta đứng thăng bằng và không ngã (hệ thống tiền đình).
Khi suy tư về những sự thật này về cả nghĩa đen và nghĩa bóng làm cho tôi cúi mình thán phục công trình tạo dựng của Chúa. Chúa tinh tế trong từng chi tiết để tặng ban cho con người món quà tuyệt vời của đôi tai, của việc lắng nghe và thấu hiểu.
Tuần tới đã là Tuần Thánh, đây là cơ hội tốt để mỗi người chúng ta sử dụng đôi tai của mình để lắng nghe cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, để hiểu rằng vì yêu ta Chúa đã làm gì để cứu ta và còn đang tiếp tục yêu ta ra sao.
Nguyện chúc em một Tuần Thánh sốt sắng!
Yeuthuong,
Happypencil
Em hỏi tôi đang làm nghề gì?
Câu trả lời của tôi đơn giản là: Lắng nghe!
Thực sự theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Tôi làm trong bệnh viện của Úc, với công việc là Pastoral Care (Chăm sóc Mục Vụ) cho các bệnh nhân. Nhiệm vụ chính của công việc này là trợ giúp bệnh nhân về mặt cảm xúc, tinh thần và tâm linh bằng 2 việc chính là LẮNG NGHE VÀ HIỆN DIỆN.
Ảnh: Priscilla Du Preez/Unsplash
Công việc của tôi đơn giản là Lắng nghe sâu và hiện diện bên mỗi bệnh nhân một cách thiết thân nhất. Các bệnh nhân trong bệnh viện là những người thật sự rất "nghèo" về nhiều lĩnh vực.
Trước hết, cái nghèo đầu tiên ở đây là nỗi khổ của sức khỏe suy kiệt. Mọi hoạt động đơn giản bỗng trở nên phức tạp và khó khăn như ăn uống, đi vệ sinh hay đi lại bình thường. Họ đối diện với sự bất lực trong việc kiểm soát cơ thể. Một điều mà có lẽ hiếm khi họ thấy trước khi bước vào nằm bệnh.
Thêm vào đó, cái nghèo thứ hai là môi trường sống bị thay đổi đột ngột. Họ phải xa môi trường quen thuộc là ngôi nhà, chiếc giường hay quần áo và các món ăn quen thuộc. Thay vào đó họ phải nằm trên chiếc giường bệnh rất không thoải mái, phải chia sẻ phòng ngủ với nhiều người, giấc ngủ không sâu vì những hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Không có diện đồ hay trang điểm. Các món ăn trong bệnh viện thì thật khó để vừa khẩu vị.
Tiếp đến, cái nghèo của việc các mối quan hệ bị ngắt quãng cũng là một vấn đề lớn. Họ không thể đảm trách được bất cứ vai trò hay trách nhiệm nào trong các mối quan hệ, đặc biệt là với gia đình của mình. Họ không thể chăm sóc cho ai, hay quan tâm giúp đỡ ai được. Vì khi đó, chính họ còn đang mắc kẹt với việc tự chăm sóc mình.
Hậu quả của quá trình nằm viện là những cảm giác khó chịu, bất lực, cô đơn, thậm chí là tức giận hay trầm cảm. Khi đó, mọi lời khuyên bỗng trở nên sáo rỗng. Trong hoàn cảnh đau khổ và bất lực, họ khó có thể nghĩ điều gì vui vẻ hay lạc quan được.
Điều họ cần là ai đó hiểu những gì mình đang trải qua, ai đó có thể kiên nhẫn ngồi xuống lắng nghe mà không phán xét hay ép họ phải thay đổi, ai đó có thể cùng họ nhìn vào những cảm xúc hay hoàn cảnh hiện tại để họ bắt đầu tìm điều gì là quan trọng với họ và ý nghĩa của cuộc sống là gì? Rất nhiều người thay đổi sau khi họ trở về từ bệnh viện, em có thấy điều đó không?
Ảnh: wocintechchat
Em thương mến,
Việc lắng nghe người khác và hiện diện với họ trong những lúc vui buồn là việc ý nghĩa phải không? Con người khao khát được lắng nghe, được hiểu, được nhìn nhận giá trị.
Em có biết những sự thật mang tính khoa học về tai người là: những xương trong tai là những cái xương nhỏ nhất trong cơ thể, chúng ta nghe được là nhờ những sợi lông tơ rung động, sau đó sóng âm thanh được chuyển tới não và não phân tích để chúng ta hiểu được âm thanh. Và tai còn là bộ phận giúp ta cân bằng cơ thể, để ta đứng thăng bằng và không ngã (hệ thống tiền đình).
Khi suy tư về những sự thật này về cả nghĩa đen và nghĩa bóng làm cho tôi cúi mình thán phục công trình tạo dựng của Chúa. Chúa tinh tế trong từng chi tiết để tặng ban cho con người món quà tuyệt vời của đôi tai, của việc lắng nghe và thấu hiểu.
Tuần tới đã là Tuần Thánh, đây là cơ hội tốt để mỗi người chúng ta sử dụng đôi tai của mình để lắng nghe cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, để hiểu rằng vì yêu ta Chúa đã làm gì để cứu ta và còn đang tiếp tục yêu ta ra sao.
Nguyện chúc em một Tuần Thánh sốt sắng!
Yeuthuong,
Happypencil