- Chủ đề Author
- #1
Cập nhật về Hội nghị Thường Niên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kỳ 1 năm 2024, Chia sẻ của Đức Tổng Giám Mục Ngoại Trưởng Tòa Thánh về chuyến thăm Việt Nam trong tương lai của Đức Giáo Hoàng, Vì nội chiến, sự hiện diện của Giáo hội dường như không còn ở Sudan, Giám mục Ucraina lo ngại về số phận của 2 linh mục dòng Chúa Cứu Thế bị Nga bắt từ tháng 10/2022, Các giám mục Bỉ chống an tử cho người “chán đời” và Tòa Thánh lo ngại vì tự do tôn giáo tại Pháp có thể bị đe dọa là những tin tức Công Giáo trong và ngoài nước đáng chú ý trong 24h qua.
Theo thông tin từ website Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Trong 4 phiên họp của ngày đầu tiên, Hội nghị đã lắng nghe Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng trình bày tổng hợp kết quả tiến trình Hiệp Hành của 27 giáo phận để chuẩn bị đúc kết cho Synod vào tháng 10 sắp tới. Đức cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh đệ trình bản Việt ngữ của các Sách Ngôn sứ và Hội nghị đã biểu quyết phê chuẩn bản dịch này.
Ảnh: Truyền thông Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Ủy ban Giáo dân cũng cập nhật về chương trình “đào tạo giáo dân” và Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh cũng cập nhật định hướng về cơ sở “bồi dưỡng giáo sĩ” của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Quý Đức cha cũng tiếp tục trao đổi thêm về Tông thư “Vos estis lux mundi”; thảo luận về Tuyên ngôn Fiducia supplicans được ban hành ngày 18/12/2023 và Thông cáo về Tuyên ngôn Fiducia supplicans của Bộ Giáo lý Đức tin phát hành ngày 4/1/2024.
Cuối ngày, quý Đức cha đã cùng Chầu Thánh Thể, do Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ sự, cử hành Phụng vụ Kinh Tối và họp theo Giáo tỉnh.
Trả lời phỏng vấn Truyền thông Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Đức Giám Mục Ngoại Trường Tòa Thánh cho biết, cần " kiên nhẫn" và "lời cầu nguyện" cho câu hỏi "khi nào Đức Giáo Hoàng sẽ tới thăm Việt Nam.
Cụ thể theo bài phỏng vấn của Truyền thông Hội Đồng Giám Mục phát đi có đoạn "Thực sự rất khó để nói chính xác khi nào, nhưng chắc chắn rằng Đức Thánh Cha rất sẵn lòng đến. Ngài rất muốn đến để gặp người dân Việt Nam và đặc biệt là để gặp người Công Giáo Việt Nam. Nên tôi nghĩ câu hỏi ở đây không phải là 'liệu Đức Thánh Cha có đến hay không?' mà là khi nào ngài sẽ đến được. Và vì thế, tôi nghĩ rằng, như tôi nói tối qua ở nhà thờ Chính Tòa Sài Gòn, đây là một câu hỏi gắn liền với sự kiên nhẫn, và là một câu hỏi gắn liền với lời cầu nguyện. Hy vọng rằng, sức khoẻ của Đức Thánh Cha và lịch trình sẽ cho phép ngài đến, cùng với cuộc đàm phán về thời điểm phù hợp với Chính quyền và Hội đồng Giám mục Việt Nam."
3 - Vì nội chiến, sự hiện diện của Giáo hội dường như không còn ở Sudan
Cuộc nội chiến diễn ra lần thứ ba ở Sudan đã gây ảnh hưởng nặng nề đến toàn đất nước, đặc biệt là Giáo hội Công giáo. Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ cho biết hiện nay ở đất nước Phi châu này không có chủng sinh và hầu như không có sự hiện diện của Giáo hội Công giáo.
Từ ngày 15/4/2023, các cuộc đụng độ vũ trang nổ ra giữa quân đội do tổng thống Abdel Fattah al-Burhan chỉ huy và Lực lượng Phản ứng Nhanh (RSF), do phó tổng thống đứng đầu đã làm cho hơn 13.900 người thiệt mạng và hơn 8,1 triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa.
Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ cho biết, tình trạng bi thảm này đã làm giảm sự hiện diện của Giáo hội Công giáo ở Sudan “gần như không còn gì”.
Đức Cha Maksim Ryabukha, Giám mục Phụ tá của giáo phận Công giáo Đông phương Donetsk ở Ucraina, bao gồm các vùng Lugansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Dnipro, với các thành phố nằm dưới sự chiếm đóng của Nga và những thành phố khác chỉ cách mặt trận vài cây số, đã bày tỏ sự lo ngại về số phận của hai linh mục dòng Chúa Cứu Thế bị Nga bắt từ tháng 10/2022.
Phát biểu với các nhà báo của trang thông tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, Đức Cha Ryabukha đề cập đến các cộng đồng Kitô hữu hiện diện tại các khu vực bị Nga chiếm đóng. Ngài than phiền rằng “Những người ngày nay ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng không còn tự do nữa”. “Các linh mục không có quyền cầu nguyện nữa”.
Ảnh: Vatican News
Các giám mục Bỉ bày tỏ sự kinh ngạc và phẫn nộ vì đề nghị cho phép kết liễu sinh mạng (Euthanasie), hay là “an tử” cho những người “chán sống” theo lời yêu cầu của đương sự.
Theo các giám mục Bỉ, đề nghị này “đi ngược lại trọng tâm của xã hội loài người và lịch sử nền văn minh của con người, tức là sự tôn trọng cơ bản đối với sự sống con người, và nhất là sự sống của những người dễ bị tổn thương nhất”. Sự kiện đề nghị này được đưa ra do một chủ tịch hội tương trợ Kitô lớn nhất thực là một điều càng không thể hiểu nổi.
6 - Tòa Thánh lo ngại vì tự do tôn giáo tại Pháp có thể bị đe dọa
Tòa Thánh lo ngại cho tự do tôn giáo tại Pháp, trước một bản án do một tòa án nước này ban hành chống Đức Hồng y nguyên Tổng trưởng Bộ Giám mục.
Ngày 03 tháng Tư vừa qua, tòa án dân sự tại thành phố Lorient, ở miền Bretagne, đông bắc Pháp, đã tuyên phạt Đức Hồng y Marc Ouellet, 79 tuổi, người Canada, nguyên Tổng trưởng Bộ Giám mục, vì đã trục xuất một nữ tu ra khỏi dòng, sau cuộc thanh tra tông tòa. Quan tòa quyết định rằng Đức Hồng y phải bồi thường 182.400 Euro cho cựu nữ tu Marie Ferréol, Dòng Đa Minh Chúa Thánh Thần, vì thiệt hại vật chất, 10.000 Euro vì thiệt hại tinh thần, và 10.000 Euro án phí, vì “lạm quyền” và “thiếu vô tư” trong quyết định trục xuất nữ tu ra khỏi dòng ở Pontcallec, tỉnh Morbihan, ngày 21 tháng Mười năm 2020, sau 34 năm ở trong dòng. Tòa án Pháp cho rằng hành động của Đức Hồng y Ouellet không thuộc thẩm quyền của Đức Hồng y, vì ngài chỉ có trách nhiệm về việc bổ nhiệm giám mục trong Giáo hội, chứ không có trách nhiệm trực tiếp đối với các dòng tu.
Theo các giám mục Bỉ, đề nghị này “đi ngược lại trọng tâm của xã hội loài người và lịch sử nền văn minh của con người, tức là sự tôn trọng cơ bản đối với sự sống con người, và nhất là sự sống của những người dễ bị tổn thương nhất”. Sự kiện đề nghị này được đưa ra do một chủ tịch hội tương trợ Kitô lớn nhất thực là một điều càng không thể hiểu nổi.
6 - Tòa Thánh lo ngại vì tự do tôn giáo tại Pháp có thể bị đe dọa
Tòa Thánh lo ngại cho tự do tôn giáo tại Pháp, trước một bản án do một tòa án nước này ban hành chống Đức Hồng y nguyên Tổng trưởng Bộ Giám mục.
Ngày 03 tháng Tư vừa qua, tòa án dân sự tại thành phố Lorient, ở miền Bretagne, đông bắc Pháp, đã tuyên phạt Đức Hồng y Marc Ouellet, 79 tuổi, người Canada, nguyên Tổng trưởng Bộ Giám mục, vì đã trục xuất một nữ tu ra khỏi dòng, sau cuộc thanh tra tông tòa. Quan tòa quyết định rằng Đức Hồng y phải bồi thường 182.400 Euro cho cựu nữ tu Marie Ferréol, Dòng Đa Minh Chúa Thánh Thần, vì thiệt hại vật chất, 10.000 Euro vì thiệt hại tinh thần, và 10.000 Euro án phí, vì “lạm quyền” và “thiếu vô tư” trong quyết định trục xuất nữ tu ra khỏi dòng ở Pontcallec, tỉnh Morbihan, ngày 21 tháng Mười năm 2020, sau 34 năm ở trong dòng. Tòa án Pháp cho rằng hành động của Đức Hồng y Ouellet không thuộc thẩm quyền của Đức Hồng y, vì ngài chỉ có trách nhiệm về việc bổ nhiệm giám mục trong Giáo hội, chứ không có trách nhiệm trực tiếp đối với các dòng tu.