Thành viên
- Tham gia
- 20/5/25
- Bài viết
- 8
- Chủ đề Author
- #1
Đức Lêô XIV chính thức tiếp quản ngai tòa Giám mục Rôma vào chiều Chủ Nhật 25/5/2025, trong thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô. Trong bài giảng, ngài đã đề cập đến con đường đầy đòi hỏi của giáo phận Rôma cũng như mong muốn được chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn, những khó khăn và hy vọng của giáo phận này, với ý thức khiêm tốn « trao cho anh chị em “chút ít ỏi mà tôi có và tôi là” ». Đồng thời, ngài cũng « bày tỏ mong muốn và cam kết tham gia vào dự án rộng lớn này bằng cách lắng nghe mọi người, hết sức có thể, để học hỏi, hiểu biết và cùng nhau quyết định » dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Đức Giáo hoàng Lêô XIV cử hành Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano ở Rôma, ngày 25 tháng 5 năm 2025. Trong phụng vụ này, ngài chính thức nhận Đền thờ — nhà thờ chính tòa của Giám mục thành Rôma. (Ảnh: CNS/Cristian Gennari, pool)
Dưới đây là bài giảng của Đức Thánh Cha:
Tôi thân ái chào các Đức Hồng y đang hiện diện, đặc biệt là Đức Hồng y Đại diện, các Giám mục phụ tá và toàn thể các Giám mục, các linh mục rất thân mến – các linh mục quản xứ, các linh mục phó xứ và tất cả những người, với nhiều tư cách khác nhau, đang cộng tác vào việc chăm sóc mục vụ trong các cộng đoàn của chúng ta –; cũng như các phó tế, tu sĩ nam nữ, các nhà chức trách và toàn thể anh chị em tín hữu rất thân mến.
Giáo hội Rôma là người thừa kế một lịch sử vĩ đại, bắt nguồn từ chứng tá của thánh Phêrô, thánh Phaolô và vô số các vị tử đạo, và Giáo hội này có một sứ mạng độc nhất, được thể hiện rõ qua những gì được viết trên mặt tiền của Nhà thờ chính tòa này: trở thành Mater omnium Ecclesiarum, Mẹ của tất cả các Giáo hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô thường mời gọi chúng ta suy ngẫm về chiều kích hiền mẫu của Giáo hội (x. Tông huấn Evangelii Gaudium, số 46-49, 139-141; Bài Giáo lý, ngày 13 tháng 1 năm 2016) và về những đặc điểm riêng của Giáo hội: sự dịu dàng, sự sẵn sàng hy sinh và khả năng lắng nghe không chỉ cho phép giúp đỡ, mà còn thường cảm thấy trước những nhu cầu và kỳ vọng, ngay cả trước khi chúng được bày tỏ. Đây là những nét mà chúng ta mong muốn thấy phát triển khắp nơi trong dân Chúa, cả tại đây nữa, trong gia đình giáo phận lớn của chúng ta: nơi các tín hữu, nơi các mục tử, và nơi tôi trước hết. Những bài đọc chúng ta đã nghe có thể giúp chúng ta suy nghĩ về điều này.
Đặc biệt, trong sách Công vụ Tông đồ (x. 15, 1-2, 22-29), kể lại cách cộng đoàn nguyên thủy đối mặt với thách thức mở ra với thế giới ngoại giáo trong việc loan báo Tin Mừng. Đó không phải là một quá trình dễ dàng: điều đó đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và lắng nghe lẫn nhau; điều đó trước hết xảy ra trong cộng đoàn Antiokia, nơi các anh em, thông qua đối thoại – thậm chí là tranh luận – đã cùng nhau xác định được vấn đề. Nhưng sau đó, Phaolô và Banaba đã lên Giêrusalem. Họ không tự mình quyết định: họ tìm kiếm sự hiệp thông với Giáo hội Mẹ và đến đó với lòng khiêm nhường.
Phêrô và các Tông đồ đã lắng nghe họ. Như vậy là bắt đầu cuộc đối thoại cuối cùng dẫn đến quyết định đúng đắn: nhận ra và cân nhắc đến những khó khăn của các tân tòng, các ngài đã đồng ý không áp đặt gánh nặng quá mức cho họ, nhưng chỉ giới hạn mình vào việc yêu cầu họ những điều thiết yếu (x. Cv 15, 28-29). Vì vậy, những gì có vẻ như là một vấn đề đã trở thành cơ hội để mọi người suy ngẫm và phát triển.
Tôi thân ái chào các Đức Hồng y đang hiện diện, đặc biệt là Đức Hồng y Đại diện, các Giám mục phụ tá và toàn thể các Giám mục, các linh mục rất thân mến – các linh mục quản xứ, các linh mục phó xứ và tất cả những người, với nhiều tư cách khác nhau, đang cộng tác vào việc chăm sóc mục vụ trong các cộng đoàn của chúng ta –; cũng như các phó tế, tu sĩ nam nữ, các nhà chức trách và toàn thể anh chị em tín hữu rất thân mến.
Giáo hội Rôma là người thừa kế một lịch sử vĩ đại, bắt nguồn từ chứng tá của thánh Phêrô, thánh Phaolô và vô số các vị tử đạo, và Giáo hội này có một sứ mạng độc nhất, được thể hiện rõ qua những gì được viết trên mặt tiền của Nhà thờ chính tòa này: trở thành Mater omnium Ecclesiarum, Mẹ của tất cả các Giáo hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô thường mời gọi chúng ta suy ngẫm về chiều kích hiền mẫu của Giáo hội (x. Tông huấn Evangelii Gaudium, số 46-49, 139-141; Bài Giáo lý, ngày 13 tháng 1 năm 2016) và về những đặc điểm riêng của Giáo hội: sự dịu dàng, sự sẵn sàng hy sinh và khả năng lắng nghe không chỉ cho phép giúp đỡ, mà còn thường cảm thấy trước những nhu cầu và kỳ vọng, ngay cả trước khi chúng được bày tỏ. Đây là những nét mà chúng ta mong muốn thấy phát triển khắp nơi trong dân Chúa, cả tại đây nữa, trong gia đình giáo phận lớn của chúng ta: nơi các tín hữu, nơi các mục tử, và nơi tôi trước hết. Những bài đọc chúng ta đã nghe có thể giúp chúng ta suy nghĩ về điều này.
Đặc biệt, trong sách Công vụ Tông đồ (x. 15, 1-2, 22-29), kể lại cách cộng đoàn nguyên thủy đối mặt với thách thức mở ra với thế giới ngoại giáo trong việc loan báo Tin Mừng. Đó không phải là một quá trình dễ dàng: điều đó đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và lắng nghe lẫn nhau; điều đó trước hết xảy ra trong cộng đoàn Antiokia, nơi các anh em, thông qua đối thoại – thậm chí là tranh luận – đã cùng nhau xác định được vấn đề. Nhưng sau đó, Phaolô và Banaba đã lên Giêrusalem. Họ không tự mình quyết định: họ tìm kiếm sự hiệp thông với Giáo hội Mẹ và đến đó với lòng khiêm nhường.
Phêrô và các Tông đồ đã lắng nghe họ. Như vậy là bắt đầu cuộc đối thoại cuối cùng dẫn đến quyết định đúng đắn: nhận ra và cân nhắc đến những khó khăn của các tân tòng, các ngài đã đồng ý không áp đặt gánh nặng quá mức cho họ, nhưng chỉ giới hạn mình vào việc yêu cầu họ những điều thiết yếu (x. Cv 15, 28-29). Vì vậy, những gì có vẻ như là một vấn đề đã trở thành cơ hội để mọi người suy ngẫm và phát triển.
Đức Giáo hoàng Lêô XIV cử hành Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano ở Rôma, ngày 25 tháng 5 năm 2025. Trong Thánh lễ, ngài chính thức nhận đền thờ này làm nhà thờ chính tòa của mình với tư cách là Giám mục thành Rôma. (Ảnh: CNS/Cristian Gennari, pool)
Tuy nhiên, bản văn Thánh Kinh cho chúng ta biết nhiều hơn thế, vượt lên trên động lực phong phú và thú vị của con người trong sự kiện này.
Điều này được tiết lộ qua những lời mà các anh em ở Giêrusalem gửi thư cho những người ở Antiokia, thông báo cho họ những quyết định đã được đưa ra. Họ viết: “Thánh Thần và chúng tôi” (Cv 15, 28). Quả thế, các ngài nhấn mạnh rằng trong toàn bộ câu chuyện này, việc lắng nghe quan trọng nhất, việc lắng nghe khiến mọi thứ khác trở nên khả thi, chính là lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa. Các ngài nhắc nhở chúng ta rằng sự hiệp thông được xây dựng trước hết bằng việc “quỳ gối”, trong lời cầu nguyện và trong cam kết liên tục hoán cải. Thực vậy, chỉ trong sự quy hướng này, mỗi người mới có thể nghe thấy trong chính mình tiếng nói của Chúa Thánh Thần và kêu lên: “Abba! Cha ơi!” (Gal 4, 6) và, do đó, lắng nghe và hiểu người khác như là những người anh em.
Bài Tin Mừng cũng tái khẳng định sứ điệp này với chúng ta (x. Ga 14, 23-29), cho chúng ta biết rằng chúng ta không đơn độc trong những lựa chọn của cuộc sống. Chúa Thánh Thần nâng đỡ chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường để bước theo, “dạy dỗ” chúng ta và “làm cho chúng ta nhớ lại” mọi điều Chúa Giêsu đã nói với chúng ta (x. Ga 14, 26).
Trước hết, Chúa Thánh Thần dạy chúng ta những lời của Chúa bằng cách in sâu những lời đó vào trong chúng ta, theo hình ảnh Thánh Kinh về luật không còn được viết trên những tấm bia đá nữa, nhưng trong lòng chúng ta (x. Gr 31, 33); một ân huệ giúp chúng ta trưởng thành đến độ trở thành “bức thư của Chúa Kitô” (x. 2 Cr 3, 3) đối với nhau. Và cũng vậy: chúng ta sẽ có khả năng rao giảng Tin Mừng hơn nhiều, khi chúng ta để cho mình được chinh phục và biến đổi, bằng cách để cho quyền năng của Chúa Thánh Thần thanh tẩy chúng ta trong sâu thẳm con người mình, làm cho lời nói của chúng ta đơn sơ, mong muốn của chúng ta trung thực và rõ ràng, hành động của chúng ta quảng đại.
Và chính ở đây, động từ khác xuất hiện: “nhớ lại”, nghĩa là, đưa sự chú ý của trái tim trở lại những gì chúng ta đã sống và học được, để thâm nhập sâu hơn vào ý nghĩa và thưởng thức vẻ đẹp của nó.
Về vấn đề này, tôi nghĩ đến con đường đầy đòi hỏi mà Giáo phận Rôma đã tiến bước từ nhiều năm qua, được thể hiện ở nhiều cấp độ lắng nghe khác nhau: hướng đến thế giới xung quanh, để chào đón những thách thức của nó, và trong các cộng đoàn, để hiểu được nhu cầu của họ và thúc đẩy các sáng kiến khôn ngoan và mang tính ngôn sứ về loan báo Tin Mừng và bác ái. Đây là một con đường khó khăn, vẫn đang tiếp diễn, tìm cách nắm bắt một thực tế rất phong phú nhưng cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, điều này xứng đáng với lịch sử của Giáo hội này, nơi đã nhiều lần chứng minh khả năng nhìn thấy “lớn” của mình, bằng cách đầu tư toàn tâm toàn ý vào các dự án can đảm và thậm chí tham gia vào việc đối mặt với những kịch bản mới và đầy đòi hỏi.
Điều này được chứng minh bằng công việc đáng kể được toàn thể giáo phận thực hiện trong những ngày này để chuẩn bị cho Năm Thánh, trong việc chào đón và đồng hành với khách hành hương và thông qua vô số sáng kiến khác. Nhờ vô số nỗ lực này, đối với những người đến đây, đôi khi từ rất xa, thành phố tỏ ra như một ngôi nhà lớn, cởi mở và chào đón, và trên hết là một trung tâm đức tin.
Về phần tôi, tôi bày tỏ mong muốn và cam kết tham gia vào dự án rộng lớn này bằng cách lắng nghe mọi người, hết sức có thể, để học hỏi, hiểu biết và cùng nhau quyết định: “Là Kitô hữu với anh chị em và cho anh em tôi là giám mục”, như thánh Augustinô đã nói (x. Diễn văn 340, 1). Tôi xin anh chị em giúp tôi thực hiện điều này trong nỗ lực chung của lời cầu nguyện và bác ái, khi nhớ lại lời của Thánh Lêô Cả: “Mọi điều tốt lành mà chúng ta đạt được trong khi thực hiện sứ vụ của mình đều là công trình của Chúa Kitô; chứ không phải của chúng ta, vì nếu không có Người, chúng ta không thể làm gì được, nhưng chúng ta được vinh quang trong Người, là Đấng ban cho chúng ta mọi hiệu quả trong hành động của mình” (Bài giảng 5, de natali ipsius, 4).
Để kết thúc, tôi muốn thêm vào những lời này, những lời sau đây của Chân phước Gioan Phaolô I, người đã chào đón gia đình giáo phận mới của mình, vào ngày 23 tháng 9 năm 1978, với khuôn mặt rạng rỡ và thanh thản vốn đã mang lại cho ngài danh hiệu “Giáo hoàng của nụ cười”: “Khi trở thành Thượng phụ ở Venice, thánh Piô X đã thốt lên ở St-Marc : “Hỡi người dân Venice, tôi sẽ ra sao nếu tôi không yêu mến anh chị em?” Với người dân Rôma, tôi cũng sẽ nói điều tương tự; tôi có thể đảm bảo với anh chị em rằng tôi yêu mến anh chị em, tôi chỉ mong muốn được phục vụ anh chị em và trao cho anh chị em tất cả sức lực yếu ớt của tôi, chút ít ỏi những gì tôi có và chút ít ỏi những gì tôi là” (Bài giảng nhân dịp Lễ Tiếp quản Nhà thờ chính tòa Rôma, ngày 23 tháng 9 năm 1978).
Tôi cũng bày tỏ với anh chị em tất cả tình cảm của tôi, với mong muốn được chia sẻ với anh chị em, trên con đường chung của chúng ta, những niềm vui và nỗi buồn, những khó khăn và hy vọng. Tôi cũng trao cho anh chị em “chút ít ỏi mà tôi có và tôi là”, và tôi phó thác nó cho sự chuyển cầu của thánh Phêrô và thánh Phaolô và của rất nhiều anh chị em khác mà sự thánh thiện của họ đã chiếu sáng lịch sử của Giáo hội này và các đường phố của thành phố này. Xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành và cầu bầu cho chúng ta.
————————————–
Tý Linh (xuanbichvietnam.net) chuyển ngữ (nguồn : vatican.va)