Thành viên
- Tham gia
- 10/12/24
- Bài viết
- 27
- Chủ đề Author
- #1
“Lời nói là bạc, im lặng là vàng”: Đó là một câu tục ngữ rất phổ biến, xuất hiện từ rất lâu, đến hôm nay, nó vẫn còn giá trị.
Cuộc sống hôm nay đầy dãy âm thanh đang ‘khủng bố’ lỗ tai của chúng ta: tiếng nhạc xập xình của những buổi tiệc liên hoan, âm thanh của những tụ điểm ca múa nhạc, tiếng ồn của dòng xe chuyển động.v.v. Con người bị lệ thuộc quá độ khi dán mắt vào chiếc tv, chiếc máy tính, chiếc di động. Họ không ngừng nói nói từ khi mở mắt lúc tờ mờ sáng cho đến khi lên gường ngủ.
Biết ‘im lặng là vàng’ nhưng giữ im lặng thật không dễ. Bạc thì ít quý hơn vàng, câu tục ngữ muốn nói đến giá trị của sự im lặng.
Biết ‘im lặng là vàng’ nhưng giữ im lặng thật không dễ. Bạc thì ít quý hơn vàng, câu tục ngữ muốn nói đến giá trị của sự im lặng.
Không phải lúc nào cũng giữ im lặng
Đối diện với nhiều bất công có thể gây ra bao lực, chiến tranh, hận thù: từ tương quan giữa hai người, nhiều người và từ những sinh hoạt mang tính cộng đồng dù đạo hay đời, không cho phép tôi im lặng vì im lặng là đồng lõa với bất công, dối trá, lúc đó tôi phải lên tiếng nhưng khi tôi lên tiếng mà được đón nhận, đó là vì, lời của tôi chứa đựng sự chân thành yêu thương. Người xưa nhắc nhở ‘lời nói không mất tiền mua - lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’; ‘Lời nói khôn ngoan ít được người khác nghe bằng lời nói tử tế’ ; ‘Không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời chia rẽ, không nói lời ác đức. (Bốn điều thiện trong Thập Thiện của Phật giáo’).v.v.
Nhưng cần phải im lặng
Đó là lúc lời nói cần được khống chế để tránh chuốc hoạ vào thân: đứng trước một vấn đề chưa biết đúng sai, chưa thể phân định, bạn không nên vội vàng kết luận, vì biết đâu quan điểm của bạn lệch lạc, đẩy sự việc đi quá xa, có thể khiến người khác hiểu lầm, hiểu sai về mình.
Thay vì lớn tiếng tranh cãi khi đang nóng giận khiến bạn mất bình tĩnh, không kiểm soát được suy nghĩ, lời nói, thì tốt nhất nên im lặng. Im lặng không đơn thuần là không nói năng chi, nó giúp bạn tạo ra một không gian lắng đọng, một khoảnh khắc cho suy ngẫm và cân nhắc. Đó là thời gian để bạn xử lý cảm xúc, suy nghĩ về những quyết định và hành động một cách có suy tư và tỉnh táo hơn. “Chúng ta mất 2 năm đầu đời để học nói, nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng. Sự im lặng đôi khi còn hơn cả ngàn lời nói.” (https://bazaarvietnam.vn/nhung-y-nghia-cua-su-im-lang/#post-2597921
Trong ‘Lời nói đầu’ Luật thánh Biển Đức(*) “Con ơi, hãy lắng nghe lời thầy dạy, ghé tai lòng con mà thuận tình đón nhận lời cha hiền khuyên nhủ và thực hiện cho bằng được, để nhờ gắng công vâng phục, con trở về với Đấng con đã xa lìa vì ươn lười bất tuân (Lời mở, 1-2). Bộ luật này, thánh nhân viết dành cho các môn sinh của mình, nhưng đã trở thành chuẩn mực cho những ai thành tâm thiện ý muốn tìm kiếm sự Bình an (Hoà bình) bằng cách ‘mở rộng tai nghe để đón nhận người anh em bằng tất cả tấm lòng‘ và điều này chỉ xảy ra lúc biết im lặng, lắng nghe!
Im lặng để lắng nghe ‘tiếng khóc than’ của người đồng loại để thấu hiểu, thông cảm, yêu thương khác hẳn với im lặng để suy tính trả thù nhằm thoả mãn cơn giận, ghen, ghét!
Xin phép ghi lại dưới đây một số trong rất nhiều lời khuyên hữu ích của những vị cao niên kinh qua ‘lời nói và sự im lặng’:
Thay vì lớn tiếng tranh cãi khi đang nóng giận khiến bạn mất bình tĩnh, không kiểm soát được suy nghĩ, lời nói, thì tốt nhất nên im lặng. Im lặng không đơn thuần là không nói năng chi, nó giúp bạn tạo ra một không gian lắng đọng, một khoảnh khắc cho suy ngẫm và cân nhắc. Đó là thời gian để bạn xử lý cảm xúc, suy nghĩ về những quyết định và hành động một cách có suy tư và tỉnh táo hơn. “Chúng ta mất 2 năm đầu đời để học nói, nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng. Sự im lặng đôi khi còn hơn cả ngàn lời nói.” (https://bazaarvietnam.vn/nhung-y-nghia-cua-su-im-lang/#post-2597921
Trong ‘Lời nói đầu’ Luật thánh Biển Đức(*) “Con ơi, hãy lắng nghe lời thầy dạy, ghé tai lòng con mà thuận tình đón nhận lời cha hiền khuyên nhủ và thực hiện cho bằng được, để nhờ gắng công vâng phục, con trở về với Đấng con đã xa lìa vì ươn lười bất tuân (Lời mở, 1-2). Bộ luật này, thánh nhân viết dành cho các môn sinh của mình, nhưng đã trở thành chuẩn mực cho những ai thành tâm thiện ý muốn tìm kiếm sự Bình an (Hoà bình) bằng cách ‘mở rộng tai nghe để đón nhận người anh em bằng tất cả tấm lòng‘ và điều này chỉ xảy ra lúc biết im lặng, lắng nghe!
Im lặng để lắng nghe ‘tiếng khóc than’ của người đồng loại để thấu hiểu, thông cảm, yêu thương khác hẳn với im lặng để suy tính trả thù nhằm thoả mãn cơn giận, ghen, ghét!
Xin phép ghi lại dưới đây một số trong rất nhiều lời khuyên hữu ích của những vị cao niên kinh qua ‘lời nói và sự im lặng’:
- Sự im lặng là ‘vương quốc của những người lao động trí óc. Phải biết trân trọng nó “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của dông tố cuộc đời” (W.Goethe) Gặp trường hợp này, bạn nên im lặng kính trọng, giữ khoảng cách!
- Trong những buồn đau, đặc biệt nhà đang có đám ma, hãy thận trọng cười nói. Im lặng trong bối cảnh này là thái độ của người biết cư xử, biết ‘động lòng thương xót’. Xin cũng đừng nghĩ rằng những người đang có nỗi buồn, không phải mọi lúc họ cần có người chia sẻ. Lúc này, sự hiện diện của bạn ‘dù không nói năng chi’ đủ làm vơi nỗi đau của họ rồi!
- ‘Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe’. Người khôn chỉ biết nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì minh không biết hoặc biết mơ hồ.
- ‘Thùng rỗng thì kêu to’. Càng hiểu biết người ta càng kiệm lời. Trong bốn phép toán, toán trừ ‘-‘ là dễ nhất nhưng lại rất nhiều ý nghĩa…
Đừng ‘xía’ vào chuyện người khác khi người ta không yêu cầu mình lên tiếng, vả lại, nói nhiều thì hay mắc lỗi: nói thiên lệch thì mất lẽ chính; nói huênh hoang thì đến chỗ đuối; nói xiên xẹo sẽ lòi đuôi sai trái.
Tóm lại
Im lặng không phải là hành vi bạc nhược. Nó thể hiện sự yêu thương, nhẫn nại, bao dung, tha thứ. Nó biểu lộ toàn bộ tư cách của bạn khi đối diện với nhiều nghịch cảnh, một ‘nghệ thuật’ lắng nghe kỳ diệu. Ngầm hiểu, biết im lặng là biết tôn trọng phẩm giá con người !
Tuân Tử, một thánh hiền thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung hoa cổ đại, nói: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là năm cung bậc khác nhau của trí tuệ”. Tôi xem đây là ngũ cung cuộc sống làm người. Còn bạn, thì sao ?
----------------
(1) Thánh Bênêđictô (480-543) - hay còn gọi là thánh Biển Ðức: đời tu của ngài được xem là trung dung & chừng mực: đức bác ái của ngài được thể hiện qua sự quan tâm đến những người chung quanh. Thời Trung Cổ, tất cả các đan viện ở Tây Phương đều sống theo Luật thánh Bênêđictô. Luật của ngài, chủ trương: thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa và tiếng thổn thức, đau khổ của người anh em.
Tuân Tử, một thánh hiền thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung hoa cổ đại, nói: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là năm cung bậc khác nhau của trí tuệ”. Tôi xem đây là ngũ cung cuộc sống làm người. Còn bạn, thì sao ?
----------------
(1) Thánh Bênêđictô (480-543) - hay còn gọi là thánh Biển Ðức: đời tu của ngài được xem là trung dung & chừng mực: đức bác ái của ngài được thể hiện qua sự quan tâm đến những người chung quanh. Thời Trung Cổ, tất cả các đan viện ở Tây Phương đều sống theo Luật thánh Bênêđictô. Luật của ngài, chủ trương: thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa và tiếng thổn thức, đau khổ của người anh em.
- Ảnh trong bài: Canva