Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
81

Cái chủ trương quái gở ấy đã biến bao con người chằng còn tính Người nữa. Bao Người chỉ vì một chút lợi như “khúc xương quăng cho” đã đối xử bất nhân, tàn nhẫn một cách công khai với chính đồng bào mình, những người cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, phải lăn lội giữa giòng đời như mình, phải chịu bao vất vả, bao sự o ép, bất công... Đau đớn thay, như một minh họa rõ nét, đậm mầu cho câu nói: “chính quyền nào, người dân ấy”.​


phailamgi_Thôi, đừng ác nữa người ơi!_cv1.jpg

Ảnh: soha.vn
Con người sẽ chỉ trở nên ác hơn, bất kể ở lứa tuổi nào, thành phần nào trong xã hội. Chính nạn nhân trở thành thủ phạm, một khi họ được “ban phát” cho một thứ quyền hành hoặc một món lợi nhỏ nào đó, trở nên “thợ săn tiền thưởng” (một nghề đáng khinh dưới mắt của mọi người). Họ không biết rằng: “Trong bất cứ trường hợp nào, con người nên sống xứng đáng với chính mình trước tiên, rồi mới tính đến xã hội, và cuối cùng là tổ chức chính trị của nhà nước” (Docat #197)

Tại sao con người ngày lại trở nên độc ác và tàn nhẫn với nhau như vậy? Lý do xác đáng nhất, trước tiên là công lý đã bị chính quyền chà đạp đến mức chẳng ai còn tin vào sự phán xét và trừng trị của pháp luật, kế đến, sống trong một xã hội vô pháp ấy, người dân sẽ có khuynh hướng cho mình quyền phán xét và quyền trừng phạt, và sau cùng, tự nguyện trở thành những công cụ đắc lực cho chính quyền, “chỉ còn là phương tiện để đạt đến những “mục đích” xem ra có giá trị hơn” (Docat # 215). Tâm lý bực bội, thù hằn một cách hèn nhát bị dồn nén bao nhiêu thì sự hả hê vô nhân tính càng có cơ hội phát tác bấy nhiêu.

phailamgi_Thôi, đừng ác nữa người ơi!_cv2.jpg
Ảnh: baohagiang.vn
Xã hội và những gì đang xảy ra hàng ngày luôn tạo ra thứ tâm lý đó. Từ những tiêu cực trong giáo dục, những sự dối trá, bất công nhan nhản trong đời sống, những tai ương, thảm họa cho môi trường, từ những phát biểu nhảm nhí đến việc thường xuyên thể hiện bộ mặt đạo đức giả của những người có chức năng, làm sao có thể kỳ vọng về một xã hội tử tế và đạo đức? Người ta đã cố tình đánh mất lương tâm, là thẩm quyền ràng buộc tối cao, không được tuân theo những luật lệ trái luân thường, đạo lý, dù nhà nước có ra lệnh đi nữa (Docat #206), để chạy theo cái ác, thích thú với việc hủy hoại phẩm giá của mình và những giá trị đạo đức truyền thống.

Sự vỡ nát đạo đức xã hội có yếu tố chính trị. Đâu rồi những khu phố “văn hóa”, những thành phố “văn minh và đáng sống”? Nếu có, thì chỉ tồn tại ở trên giấy, còn hễ bước chân ra đường ngày hôm nay thì… phải dè chừng những tín hiệu giao thông chập chờn một cách “dễ hiểu”, hoặc coi chừng “đàn chim lợn!”

phailamgi_Thôi, đừng ác nữa người ơi!_1.jpg
Ảnh: Pinterest
Vẫn biết mạnh tay với việc tham gia giao thông để vãn hồi trật tự, gây ý thức là điều cần kíp và đúng đắn để gây ý thức cho người than gia, nhưng “mọi việc công đều là phục vụ. Ai phục vụ công ích thì không ưu tiên tìm lợi ích bản thân, nhưng tìm kiếm lợi ích của cộng đồng chính trị được ủy thác cho mình, và người đó thực hiện chức năng chính trị của mình theo các tiêu chuẩn đạo đức” (Docat #210). Còn những ai chẳng quan tâm tới chính trị, thì chính trị sẽ quan tâm đến người đó theo “cách của nó”.

Để con người có thể sống cùng nhau và các cơ sở phối hợp tốt với nhau, cần nghĩ tới một yếu tố cần thiết như tình đồng bào hay bác ái xã hội. Một nền đạo đức chính danh không dừng lại ở các nguyên tắc, quyền lợi, bổn phận, mà còn phải hướng đến người lân cận với những vấn đề và nhu cầu chính đáng của họ.​

Phải làm gì?​

Docat 210: Khi chính trị “phục vụ”, thì chính trị làm nên khác biệt gì?

Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo nhấn mạnh rằng mọi việc công đều là phục vụ. Ai phục vụ công ích thì không tập trung tìm kiếm lợi lộc bản thân, mà làm vì lợi ích của cộng đồng chính trị được uỷ thác cho mình, và người đó thực hiện chức năng chính trị của mình theo các tiêu chuẩn đạo đức. Điều này mang tính quyết định trong cuộc chiến chống tham nhũng. Hơn nữa, bất cứ ai phục vụ cần giữ trong đầu hình ảnh con người cụ thể trong nỗi khốn cùng và nghèo đói. Sự quan liêu hoá quá mức ở các nước hay các cộng đồng quốc gia không phục vụ cho sự phát triển tự do, ở cấp phụ thuộc của con người và các đơn vị xã hội nhỏ hơn. Thường dân hay gặp bất lợi, vì họ không xoay sở nổi trước tính phức tạp của các thủ tục quan liêu hành chính. Cách quản lý tốt là mang lại lợi ích lớn lao. Điều hành tốt cũng là phục vụ công ích. Trái lại, sự quan liêu hoá quá mức (= thủ tục nơi các văn phòng Nhà nước), có thể khiến những ai thực hành nó mất đi tính người, vì biến con người thành “những công chức và nhân viên văn phòng vô cảm trong bộ máy hành chính” (Hannah Arendt).​
 

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên