Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,077
- Chủ đề Author
- #1
Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, một trong những vấn nạn đáng lo ngại chính là sự giả mạo linh mục trên mạng, nhằm lừa đảo, hoặc nguy hại hơn là dẫn tới lạc giáo.
Vấn đề giả làm linh mục để lừa đảo hiện nay không còn là vấn đề xa lạ. Những kẻ này thường sử dụng các tài khoản mạng xã hội, để hình đại diện mặc phẩm phục linh mục, đa phần là hình ảnh được tạo bằng AI, rồi kết bạn, tiếp cận với các cá nhân, nhằm mục đích lừa đảo, bán thuốc chữa bệnh, kêu gọi ủng hộ,…
Facebook là nền tảng phổ biến nhất mà những kẻ giả làm linh mục này sử dụng. Họ tìm kiếm các tài khoản người công giáo và bắt đầu giao tiếp, những người cao tuổi hoặc trung niên ít có kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội thường là nạn nhân của những đối tượng này.
Nguy hại hơn, một số giáo dân còn được mời tham dự vào các buổi thuyết giảng Tin Mừng, mà theo một số người từng tham gia phản ánh lại rằng, đa phần những điều được giảng trong buổi đó sai lệch hoàn toàn với Đức tin Công giáo. Với một số người không vững kiến thức giáo lý, sẽ rất dễ dẫn tới lạc giáo.
Chính vì thế, để tránh việc trở thành nạn nhân của những kẻ giả mạo làm linh mục, hãy luôn kiểm tra xác thực thông tin của linh mục đó trên các trang web chính thống của giáo phận, tránh chia sẻ thông tin cá nhân hoặc nhấp vào bất cứ một đường link nào do các tài khoản đó gửi tới.
Một số kiểu nhắn tin thường thấy của của những kẻ lừa đảo giả làm linh mục
Nếu có bất cứ nghi ngờ gì, chủ động liên hệ với văn phòng có trách nhiệm của các giáo phận, dòng tu để xác minh, và đừng ngần ngại thông báo rộng rãi thông tin đó cho người khác, nhằm tránh những tổn thất được gây ra thêm bởi kẻ lừa đảo.
Tuy nhiên, cũng có những tài khoản “chính chủ” của một số Linh mục đang dùng mạng xã hội để truyền giáo, vì đây là “trận địa” cần được soi sáng bởi Tin Mừng. Các Ki-tô hữu được mời gọi đưa các thông điệp và viết blog về những chủ đề liên quan tới Ki-tô giáo, như lời kêu gọi của Đức giáo hoàng Phanxicô viết trong Thông điệp Evangelii Gaudium: “Giáo hội ngày nay phải tiến lên rao giảng Tin Mừng cho tất cả: ở mọi nơi, trong mọi dịp, không ngần ngại, không miễn cưỡng hay sợ hãi”. (x. Docat #43; EG 23)
Chính vì thế, mỗi người Công giáo cần phải tỉnh táo và kiểm soát cẩn thận mọi tương tác trên mạng xã hội, nhằm đối phó hiệu quả với vấn nạn giả Linh mục, đồng thời thông báo tới những người xung quanh để bảo vệ cộng đồng khỏi những thiệt hại không đáng.
Phải làm gì?
Docat 45: Làm thế nào để bảo vệ các phương tiện truyền thông khỏi bị lạm dụng?
Chúng ta cần dứt khoát chống lại việc sử dụng sai các phương tiện truyền thông. Thị trường cần tự do, nhưng cũng cần thiết lập các mục tiêu luân lý. Những đơn vị cung cấp các nguồn truy cập thông tin, dịch vụ, và diễn đàn, hơn bao giờ hết cần phải chấp nhận chuẩn mực đạo đức hướng đến ích chung và thăng tiến con người. Sự hạ thấp giá trị của giới tính con người, tệ hại hơn cả là phát tán các phim ảnh khiêu dâm trẻ em, là một tội lạm dụng nghiêm trọng thách thức những ai có trách nhiệm mà lại làm ngơ. Cũng thế, tất cả các kiểu đám đông mạng hùa nhau quấy rối hay gây xáo trộn đang tràn lan khắp nơi, do việc có thể giấu mặt trên Internet, là không thể chấp nhận. Có những mối nguy hại do các công ty như Google, Facebook,... (hay thậm chí do chính quyền) sử dụng sai và lạm dụng thông tin dữ liệu, nên điều quan trọng là chúng ta không nên tiết lộ trên mạng mọi thứ về bản thân, và không dùng điện thoại thông minh để chụp (hay tự chụp) những kiểu ảnh riêng tư.