- Chủ đề Author
- #1
Không lâu sau khi được Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giám mục (30/1/2023), vào tháng 5 năm 2023, Đức cha R. F. Prevost, nay là Đức Giáo hoàng Lêô XIV, đã có cuộc trả lời phỏng vấn với ông Andrea Tornielli, giám đốc biên tập truyền thông của Tòa Thánh, về “chân dung của Giám mục trong thời đại chúng ta đang sống.”
Đức cha R. F. Prevost, nay là Đức Giáo hoàng Lêô XIV. Ảnh: Vatican News
“Công giáo” và có tầm nhìn phổ quát
Trước tiên, theo Đức cha Prevost, giám mục thời nay phải là “một công dân toàn cầu”. Ngài không thể chỉ lo việc địa phương, nhưng phải mang trong mình ý thức về tính “công giáo” – nghĩa là trải nghiệm tính phổ quát và sống hiệp thông với toàn thể Hội Thánh.
Ngài cần nhìn xa hơn ranh giới địa lý, chính trị hay văn hóa địa phương, để phục vụ mầu nhiệm Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền.
Ngài cần nhìn xa hơn ranh giới địa lý, chính trị hay văn hóa địa phương, để phục vụ mầu nhiệm Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền.
Một mục tử luôn gần gũi dân chúng
Một yếu tố cơ bản khác làm nên chân dung một giám mục của thời đại, theo Đức Cha Prevost, đó là: “không chỉ là một nhà quản trị giỏi, mỗi giám mục còn phải là một “mục tử”, có khả năng gần gũi với các thành viên trong cộng đồng, bắt đầu từ các linh mục, cho đến mọi thành phần Dân Chúa.
Vì thế, ngài không thể sống “tách biệt trong cung điện”, ẩn sau quyền bính hay thỏa mãn với thứ “đẳng cấp giáo hội”, nhưng phải là người sống gần gũi với Chúa, biết lắng nghe, xin lời khuyên và trưởng thành về đời sống tâm lý lẫn thiêng liêng.
Vì thế, ngài không thể sống “tách biệt trong cung điện”, ẩn sau quyền bính hay thỏa mãn với thứ “đẳng cấp giáo hội”, nhưng phải là người sống gần gũi với Chúa, biết lắng nghe, xin lời khuyên và trưởng thành về đời sống tâm lý lẫn thiêng liêng.
Người gìn giữ sự hiệp nhất trong Giáo hội
Bên cạnh đó, ngài phải là người bảo vệ và thúc đẩy sự hiệp nhất, trước hết là hiệp nhất với Đức Giáo hoàng – Đấng vị kế vị Thánh Phêrô.
Khi xã hội ngày càng phân cực và Giáo hội bị chia rẽ bởi luận chiến, giám mục phải là cầu nối, là khí cụ gìn giữ sự hiệp thông và thống nhất trong đức tin và sứ mạng.
Khi xã hội ngày càng phân cực và Giáo hội bị chia rẽ bởi luận chiến, giám mục phải là cầu nối, là khí cụ gìn giữ sự hiệp thông và thống nhất trong đức tin và sứ mạng.
Một nhà truyền giáo gìn giữ kho tàng đức tin
Trên tất cả, giám mục phải là một nhà truyền giáo, là người được sai đi, sẵn sàng rao giảng Tin Mừng ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ngài phải luôn ý thức sứ mạng rao giảng Tin mừng, là “truyền đạt vẻ đẹp của đức tin, vẻ đẹp và niềm vui được biết Chúa Giêsu.”
Đây không chỉ là một lời nói suông, mà đời sống của ngài, phải là chứng từ sống động về sự gần gũi của ngài với Chúa.
Ngài phải luôn ý thức sứ mạng rao giảng Tin mừng, là “truyền đạt vẻ đẹp của đức tin, vẻ đẹp và niềm vui được biết Chúa Giêsu.”
Đây không chỉ là một lời nói suông, mà đời sống của ngài, phải là chứng từ sống động về sự gần gũi của ngài với Chúa.
Một trái tim mục tử cho các nạn nhân của Giáo hội
Cuối cùng, trước các vụ lạm dụng, giám mục không thể im lặng. Trái tim mục tử đòi hỏi ngài phải gần gũi với nạn nhân, minh bạch và nhạy cảm.
Ngài không thể chọn giải pháp dễ dãi là né tránh. Giám mục hôm nay là người lãnh nhận trách nhiệm – cả về thiêng liêng lẫn pháp lý – để chữa lành và tái lập niềm tin cho các nạn nhân.
Ngài không thể chọn giải pháp dễ dãi là né tránh. Giám mục hôm nay là người lãnh nhận trách nhiệm – cả về thiêng liêng lẫn pháp lý – để chữa lành và tái lập niềm tin cho các nạn nhân.
Tóm lại
Giám mục trong thời đại hôm nay – theo cái nhìn của Đức cha R. F. Prevost, nay là Đức Giáo hoàng Lêô XIV – không còn là hình ảnh một "lãnh chúa giáo hội", mà là một người môn đệ truyền giáo, người mục tử gần gũi, và người kiến tạo hiệp thông. Ngài không sống cho bản thân, nhưng sống để thi hành quyền bính của tình thương, quyền bính của phục vụ – như chính Chúa Giêsu đã sống.
Cùng chủ đề