Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 705
- Chủ đề Author
- #1
Nạo phá thai hiện đang là một hiện tượng đáng báo động tại Việt Nam, với hàng trăm nghìn ca được ghi nhận mỗi năm. Trong bối cảnh này, chủ nghĩa đạo đức tương đối được coi là một trong những nguyên nhân cơ bản góp phần gia tăng tình trạng nạo phá thai.
Những thai nhi vô tội đang chuẩn bị được an táng. Ảnh: Bảo vệ sự sống Giáo phận Xuân Lộc
Chủ nghĩa đạo đức tương đối, với quan điểm cho rằng chuẩn mực đạo đức không cố định mà có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm cá nhân, đã ảnh hưởng sâu sắc cách mà con người và xã hội tiếp cận vấn đề nạo phá thai. Thay vì tuân theo một hệ thống giá trị luân lý, nhiều người tin rằng quyết định nạo phá thai là quyền tự do quyết định của phụ nữ và nên dựa trên hoàn cảnh cụ thể của họ.
Từ đó, chủ nghĩa đạo đức tương đối đã làm mờ ranh giới giữa đúng và sai, khiến nhiều người cảm thấy quyết định nạo phá thai là một lựa chọn cá nhân hợp lý, đặc biệt khi họ đối mặt với những khó khăn về kinh tế, xã hội hoặc cá nhân.
Những tranh cãi thường thấy trên mạng xã hội về vấn đề nạo phá thai
Hệ luỵ, khi chuẩn mực đạo đức trở nên tùy tiện và linh hoạt, những giá trị căn bản về quyền sống và sự tôn trọng với sự sống của thai nhi bị đe doạ. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho việc nạo phá thai trở nên phổ biến hơn mà còn làm suy yếu nền tảng đạo đức xã hội.
Con số thống kê thực tế cho thấy, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là nhóm trẻ vị thành niên. Theo các số liệu từ Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 250 ngàn đến 300 ngàn ca nạo phá thai được thực hiện.
Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo luôn khẳng định nạo phá thai là một tội lỗi nghiêm trọng, vì nó chối bỏ quyền sống của một sinh linh vô tội. Sự sống là món quà thiêng liêng đến từ Đấng Tạo Hoá, và không ai có quyền tước đoạt nó.
Giáo hội tin rằng, mỗi thai nhi, dù chỉ là tế bào đầu tiên được hình thành nhờ sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng, đều đã mang trong mình hình ảnh của Thiên Chúa, có quyền được sống và sinh ra.
Con số thống kê thực tế cho thấy, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là nhóm trẻ vị thành niên. Theo các số liệu từ Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 250 ngàn đến 300 ngàn ca nạo phá thai được thực hiện.
Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo luôn khẳng định nạo phá thai là một tội lỗi nghiêm trọng, vì nó chối bỏ quyền sống của một sinh linh vô tội. Sự sống là món quà thiêng liêng đến từ Đấng Tạo Hoá, và không ai có quyền tước đoạt nó.
Giáo hội tin rằng, mỗi thai nhi, dù chỉ là tế bào đầu tiên được hình thành nhờ sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng, đều đã mang trong mình hình ảnh của Thiên Chúa, có quyền được sống và sinh ra.
Một thai nhi vô tội được đưa về với Chúa. Ảnh: Bảo vệ sự sống Giáo phận Xuân Lộc
Trái ngược với chủ nghĩa đạo đức tương đối, quan điểm này của Giáo hội Công giáo không thay đổi theo hoàn cảnh cá nhân hay xã hội. Bất kể lý do là gì? từ áp lực kinh tế, xã hội đến các yếu tố cá nhân, việc nạo phá thai đều bị lên án.
Vì thế, Giáo hội luôn kêu gọi các tín hữu và toàn xã hội hãy chung tay bảo vệ sự sống, hỗ trợ các bà mẹ mang thai trong những hoàn cảnh khó khăn, để họ có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho thai nhi, thay vì lựa chọn phá thai.
Giáo hội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và luân lý cho người trẻ, giúp họ hiểu rõ giá trị của sự sống và trách nhiệm đối với những quyết định liên quan đến sinh sản.
Vì thế, Giáo hội luôn kêu gọi các tín hữu và toàn xã hội hãy chung tay bảo vệ sự sống, hỗ trợ các bà mẹ mang thai trong những hoàn cảnh khó khăn, để họ có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho thai nhi, thay vì lựa chọn phá thai.
Giáo hội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và luân lý cho người trẻ, giúp họ hiểu rõ giá trị của sự sống và trách nhiệm đối với những quyết định liên quan đến sinh sản.
Nhà tạm lánh cho những bà mẹ gặp khó khăn. Ảnh: Bảo vệ sự sống Giáo phận Xuân Lộc
Tóm lại, với niềm tin vững chắc vào sự thánh thiện của sự sống và sự bất biến của các chuẩn mực đạo đức, Giáo hội Công giáo không ngừng bảo vệ sự sống và chống lại nạn nạo phá thai, thể hiện qua những hành động cụ thể và đồng hành cũng những bà mẹ mang thai gặp khó khăn, giúp họ tìm được những giải pháp thau thế nhân văn phù hợp với luân lý Ki-tô Giáo.
Phải làm gì?
Docat 74: Tại sao về nguyên tắc Giáo Hội bác bỏ phá thai?
Từ lúc thụ thai, mỗi con người đều có các quyền tuyệt đối và nhân phẩm bất khả xâm phạm. Vì vậy, việc giết một phôi thai luôn luôn đáng lên án về mặt đạo đức – bất kể đứa trẻ được thụ thai trong tình huống nào, đang ở giai đoạn phát triển nào hoặc có thể mắc phải các vấn đề sức khỏe gì khi con người mới này chào đời. Một phôi thai không phải là phát triển thành người, mà đúng hơn là phát triển như một con người. Do đó, trong mọi trường hợp, việc phá thai là cố tình giết người vô tội. Tuy nhiên, chừng nào mà các Kitô hữu chưa làm mọi điều có thể để giúp các phụ nữ mang thai đang gặp khó khăn, và để tạo cho họ dễ dàng quyết định vì lợi ích đứa con của họ hơn, thì việc dấn thân chống phá thai và phản đối những điều luật bỏ qua vấn đề phá thai dường như sẽ không đáng tin cậy lắm. Quyền tự do của người mẹ thường được cân nhắc cẩn thận với quyền sống của đứa con, quyền tự do của người mẹ được đặt ở một phương diện khác và không được lấy đi quyền sống của đứa trẻ.