Chúa Giê-su: Vị Ngôn Sứ tối cao, chú trọng việc thi hành thánh ý Chúa Cha

3.70 star(s) 3 Votes
Thành viên
Tham gia
5/2/24
Bài viết
22

Nhìn vào dòng lịch sử, chúng ta đã thấy có những con người nhỏ bé, hèn mọn, khiêm nhường, nói sự thật, sống sự thật và rao giảng về Thiên Chúa. Họ xuất hiện sáng láng như ánh chớp lóe ngang qua bầu trời, rồi họ đột nhiên mất tích hoặc bị giết chết oan ức, thảm thương; những người ấy thường được biết đến như là các vị ngôn sứ.​

Nếu nhìn vào lịch sử cứu độ Kitô giáo, chúng ta thấy mỗi thời mỗi buổi trong suốt lịch sử loài người, Thiên Chúa vẫn tìm cách này hay cách khác gửi tới những vị ngôn sứ khôn ngoan, thánh thiện vẹn toàn để truyền đạt mệnh lệnh của Chúa.

Đặc biệt, trong những thời kỳ mạt pháp, quan quyền sống vô pháp, vô thiên, kiêu ngạo, coi trời bằng vung; ăn chơi và hưởng thụ sa đọa; gây chiến tranh loạn lạc; bóc lột, đàn áp đẩy dân chúng tới cảnh lấm than; tranh giành quyền lực; xã hội bất công bất ổn,... chắc chắn khi đó sẽ có người của Thiên Chúa đến để hướng dẫn những điều hay lẽ phải hoặc để cảnh tỉnh lòng người ăn năn sám hối mà quay về chính lộ đường ngay.

Lịch sử cứu độ cho thấy những ngôn sứ đến trong giai đoạn xã hội phức tạp ấy, họ sẽ không bao giờ được đón nhận. Các vua quan, thủ lãnh và dân chúng thuộc những thành phần được nhận đặc quyền đặc lợi sẽ không bao giờ chịu nghe lời của họ; ngôn sứ thường bị bắt bớ, bị vô hiệu hóa; bị loại trừ hoặc thậm chí là bị giết chết cách giã man.

phailamgi_Chúa Giê-su là vị Ngôn Sứ tối cao, trú trọng việc thi hành ý của Chúa Cha_cv1.jpg
Ảnh: walkthru.org
Trong thời kỳ Cựu Ước dân Chúa cũng trải qua biết bao là thăng trầm; mỗi lần mà con người nổi loạn chống lại Thiên Chúa và gây chiến tranh giết hại lẫn nhau, dân chúng lầm than sẽ có những dấu chỉ từ trời cảnh báo hoặc ngôn sứ của Chúa sẽ trực tiếp đến để răn đe, dạy bảo.

"Từ giữa anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em, anh em hãy nghe vị ấy” (Dnl 18,15)

Các vị ngôn sứ được gửi đến nói lên tiếng nói sứ mệnh của mình. Những lời rao giảng của họ có uy quyền của Thiên Chúa vì nói lên tiếng nói của chân lý; không chỉ thế, họ còn sẵn sàng chết để làm chứng cho sứ mệnh của mình; Ngôn sứ nói bằng sự thật và được thần hứng nên những thế lực đen tối thường rất sợ đối diện. Sứ mệnh nhận lãnh từ trời không cho phép người ngôn sứ thỏa hiệp với tội lỗi. Đối với lời ngôn sứ loài người buộc phải nghe theo thì mới được cứu thoát, nếu trái lại là trái ý trời thì chắc chắn sẽ bị giáng phạt.

Khởi đầu, từ ông Môsê là vị ngôn sứ vĩ đại, nhưng tiếng nói ngôn sứ chỉ thực sự bắt đầu mạnh mẽ từ khoảng năm 1050 (TCN), trong chế độ quân chủ và mạnh nhất là vào những năm của thế kỷ thứ VIII (TCN)

Trong số tất cả các ngôn sứ thời kỳ này, ta thấy đặc biệt nổi lên có ngôn sứ Amôt và Hôsê ở các vương quốc phía Bắc; Ở vương quốc phía Nam, ngôn sứ Isaia và Mikha.

Các vị ngôn sứ này đã có những giáo huấn rất sâu sắc về tình trạng xã hội lúc bấy giờ. Với lời lẽ mộc mạc, chân thành nhưng cương quyết… các ngài đã không ngần ngại lên án, tố cáo những bất công trong cuộc sống. Mỗi vị một cá tính, một địa điểm hoạt động khác nhau… nhưng tất cả đều có chung một sứ mệnh và một thông điệp sống nhất quán cùng nhận từ sự hướng dẫn của Thiên Chúa.

phailamgi_Chúa Giê-su là vị Ngôn Sứ tối cao, trú trọng việc thi hành ý của Chúa Cha.jpg
Ảnh: Canva
Vị ngôn sứ nổi tiếng cuối cùng thời Cựu Ước là ông Gio-an Tiền Hô. Ông là người cao trọng nhất trong số những người phàm từ trước đến nay. Ông ăn châu chấu và uống mật ong rừng, mặc áo vải thô và sống trong hoang địa vô cùng khổ hạnh. Ông là tiếng kêu trong hoang địa để cảnh tỉnh lòng người, dọn đường cho vị cứu thế là Chúa Giê-su Ki-tô sẽ đến.

"Sứ Thần của Chúa hiện ra với Dacaria, đứng bên phải hương án, xác nhận với ông rằng người con trai của ông sắp chào đời là Gioan Tẩy Giả " Sẽ đi trước mặt Chúa và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa"( Lc1,17).

Chính Gioan Tẩy Giả đã tuyên báo và làm chứng về Chúa Giê-su. "Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trội hơn tôi, vì có trước tôi.” (Ga 1,15).

Điều đó cũng được thánh sử Luca tái khẳng định: “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người” (Lc 7,16).

"Sở dĩ Chúa Giêsu Na-da-rét làm được như thế là vì Người là Vị Đại Ngôn Sứ của Thiên Chúa. Tất cả vì tình yêu và lòng thương xót. Người được Thánh Thần ngự trị và xức dầu tấn phong, để Người thực hiện sứ mạng nói tiếng nói của Thiên Chúa, cũng như rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, cứu giúp những người khốn khổ, giải phóng những người bị áp bức, giam cầm và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa" (Lc 4,18-19).

phailamgi_Chúa Giê-su là vị Ngôn Sứ tối cao, trú trọng việc thi hành ý của Chúa Cha_cv2.jpg
Ảnh: shutterstock.com
Chúa Giê-su không chỉ giống như ngôn sứ bình thường nhưng Ngài còn là chính con Thiên Chúa, được sai xuống thế để cứu chuộc muôn dân. Ngài đến để hễ ai tin và sống theo lời Ngài sẽ được cứu.

"Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng : “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói ; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ ! Nhưng tôi đã bảo các ông : các ông đã thấy tôi mà không tin. Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6, 35-40)

Đối với những người tin và bước theo Chúa Giê-su được gọi là người ki-tô hữu. Họ được nhận phép rửa không chỉ bằng nước mà còn bằng chính Thần Khí là nhờ danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Chính vì thế mà căn tính Kitô hữu là căn tính thuộc về Đấng Thánh của Thiên Chúa (Chúa Giê-su) và được chính Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị trong tâm hồn; Kitô hữu đã được trở thành con Thiên Chúa nhờ lãnh ơn thánh, ký múc từ giá chuộc là chính mạng sống của Chúa Giê-su; nhờ Chúa Giê-su đã đền bù tội lỗi mà kitô hữu được giải thoát khỏi tội lỗi ngay khi còn ở thế gian. Thông qua bí tích Thanh Tẩy, người kitô hữu đã thuộc trọn về Đức Kitô, nên một với Ngài và trở nên đồng hình đồng dạng với Người. Đồng thời cũng tiếp nhận mệnh lệnh từ Chúa Giê-su, để trở thành tư tế, vương để và ngôn sứ và tiếp tục gánh vác sứ mệnh của Chúa Giê-su Ki-tô ở thế gian này.

phailamgi_Chúa Giê-su là vị Ngôn Sứ tối cao, trú trọng việc thi hành ý của Chúa Cha_1.jpg
Ảnh: vnemart.com.vn
Đối với người Kitô hữu, sẽ không còn cần phải nhận mệnh lệnh từ bất cứ ngôn sứ nào khác nữa mà chỉ nhận mệnh lệnh từ một mình Chúa Giê-su Ki-tô là đủ. “Không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,12).

Để hiểu được ý nghĩa của lời thánh Phao-lô thì chúng ta cần xem xét thêm một câu trả lời khác của Chúa Giê-su cho câu hỏi "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? "(Mt 12, 46-50) Người còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy.”
Người bảo kẻ ấy rằng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? “
Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.”

Hóa ra, những người thân thuộc với Chúa Giê-su không phải chỉ là cũng dòng máu mà còn là những người thi hành ý muốn của Chúa cha, mà ý muốn của Chúa Cha cũng chính là sứ mệnh của Chúa Giê-su đang loan báo và làm chứng!

Cũng trong góc nhìn theo Chúa Giê-su, Xét trong xã hội ngày nay, anh em bạn hữu của người kitô hữu không chỉ là những người cũng dòng máu và cùng một phép rửa nữa mà còn là những người thi hành theo ý của Chúa cha bằng cách này hay cách khác.

phailamgi_Chúa Giê-su là vị Ngôn Sứ tối cao, trú trọng việc thi hành ý của Chúa Cha_2.jpg
Ảnh: deon.pl
Vậy làm thế nào để xác định được ý muốn của Chúa Cha?

Theo Tin Mừng (Mt 11,25-27)
" Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất. Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho."

Tin Mừng đã chỉ rõ ràng cho chúng ta rằng chỉ có Chúa Giê-su mới biết Chúa Cha và những người mà Chúa Giê-su mặc khải cho mới có thể nhận biết Chúa Cha!

Tựu chung lịch sử cứu độ Kitô giáo được hoàn thiện và kiện toàn nơi Chúa Giê-su.

" Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.(Mt 5,17-19)

Chúa Giê-su đã khái lược hiến chương nước trời cô đọng lại thành hai giới răn quan trọng nhất và cũng chính là trọng tâm cho đời sống Kitô hữu là: Mến Chúa hết lòng hết dạ và yêu người thân cận như chính mình.

" Khi ấy, có người trong nhóm kinh sư đến gần Đức Giê-su và hỏi: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?” Đức Giê-su trả lời: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en. Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó”. Ông kinh sư nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, hay lắm. Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất. Ngòai Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ tòan thiêu và hy lễ. Đức Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.(Mc 12, 28b-34)

Bởi vậy, thông thường, những người thiện lương chưa biết Chúa chỉ sống được vế giới răn thứ hai là "yêu người" mà không biết tới vế giới răn thứ nhất. Đây là một thiệt thòi vô cùng lớn vì tâm hồn những người thiện lương này không cảm thấy được sự an ủi nào từ Thiên Chúa mà phần lớn phải tự mình nỗ lực làm mọi việc lành phúc đức mà không được biết trước rằng mình đã có phần thưởng sẵn trong nước trời

SG 11/06/2024​
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

6:403,241 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên