Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 835
- Chủ đề Author
- #1
Gần đây trên mạng xã hội đang lan truyền một câu chuyện về một người trộm xe máy. Mẹ anh ta đã gọi điện xin cho anh ta cơ hội làm lại từ đầu. Nhưng sau đó chính anh ta là một nghi phạm trong một vụ án hết sức dã man. Điều này cũng làm dấy lên một câu hỏi về sự khoan dung. Chúng ta nên khoan dung đến mức nào?
Mọi người sống cùng nhau trong các xã hội, tương tác theo hàng nghìn cách và do đó tạo ra các quy tắc để điều chỉnh những tương tác đó. Khi các quy tắc bị phá vỡ, ai đó phải làm gì đó. Phản ứng đó có thể đơn giản là việc rút lại sự hợp tác trong tương lai. Nếu một nhà hàng bán cho bạn một bữa ăn tệ hại, bạn sẽ không đến đó nữa. Nếu họ bán cho mọi người những bữa ăn rẻ tiền, họ sẽ phá sản. Ngoài ra, đối với các loại vi phạm quy tắc nghiêm trọng hơn, có một loạt hình phạt mà ở các xã hội khác nhau và đối với các hành vi vi phạm khác nhau có thể khác nhau như phạt tiền, bỏ tù, vạ tuyệt thông, đày ải hoặc tử hình.
Hầu như mọi xã hội đều có hai bộ quy tắc – một bộ chính thức được mã hóa thành luật và được thi hành bởi cảnh sát, luật sư và tòa án, và một bộ quy tắc và quy ước xã hội không chính thức. Ngoài ra với tư cách cá nhân chúng ta cũng sẽ có quan điểm riêng về việc điều gì có thể chấp nhận được, điều gì là không thể chấp nhận được. Câu hỏi đặt ra là chúng ta nên khoan dung đến mức nào cho những người có hành động mà chúng ta không thể chấp nhận được. Khi người đó mắng chửi ta, khi người đó lừa tiền của ta, khi người đó sát hại đồng bào của ta, hay người đó hãm hiếp chính đứa con con bé bỏng của ta.
Sự khoan dung ở đây không phải chỉ ở việc không trả thù hay làm tổn hại đến người đó chỉ vì luật pháp không cho phép, mà còn ở thái độ tha thứ, giúp đỡ họ cho dù lỗi lầm họ làm ta tổn thương.
Các tấm gương về sự khoan dung
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã tha thứ cho người đã ám sát mình - Mehmet Ali Agca. Trong lịch sử hiếm có ai ám sát nguyên thủ của một quốc gia mà lại nhận được sự tha thứ. Sự tha thứ đó không chỉ qua một lời tuyên bố, mà ngài còn đến gặp, ngồi gần nhau và nói chuyện một cách thân mật với Agca.
Giáo hoàng John Paul II đến thăm Mehmet Ali Agca trong một nhà tù ở Rome ngày 27 tháng 12 năm 1983. Cuộc gặp gỡ diễn ra hai năm sau khi Agca bị bắt vì bắn giáo hoàng ở Quảng trường Thánh Phêrô. Giáo hoàng đã công khai tha thứ cho kẻ tấn công mình. Năm 2000, Ý ân xá cho Agca và đưa ông trở về quê hương Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh CNS /Arturo Mari)
Đức Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận cũng cho chúng ta thấy được lòng khoan dung có thể biến đổi con người như thế nào. Ngài không hề oán ghét những người đã bắt bớ bỏ tù ngài. Ngài còn trò chuyện, làm bạn, kể cho họ nghe về những gì ngài đã thấy khi ra nước ngoài, dạy cho họ tiếng Pháp, tiếng Latinh. Chính ngài đã cảm hóa họ.
Bức hoạ sơn dầu do một hoạ sĩ nổi tiếng người Úc, tên là PAUL NEWTON
Khoan dung không đồng nghĩa với việc nhắm mắt làm ngơ
Khoan dung là để hướng đến việc cùng nhau sống hòa hợp và xây dựng một xã hội tốt hơn. Một đứa trẻ có hành vi sai trái như trộm cắp, phá hoại tài sản của người khác thì cha mẹ không thể để kệ nó muốn làm gì thì làm. Cha mẹ cần có những đối thoại để hiểu con mình và đưa ra những chỉ dạy để nó biết được điều gì nên làm điều gì không nên làm. Với các vấn đề khác trong xã hội cũng vậy, khi thấy những hành vi trái với đạo đức, chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ để cái sai đó tiếp diễn. Cần có những tiếng nói lên án trong tinh thần khoan dung để tránh bị rơi vào một hình thức khác của bạo lực là bạo lực bằng ngôn từ. Quan trọng hơn cả là để lòng khoan dung có thể biến đổi những tâm hồn tội lỗi.
Phải Làm Gì?
Docat 274: Các Kitô hữu kiến tạo hoà bình bằng cách nào?
Hoà bình không bắt đầu trong các chiến hào hoặc quanh bàn hiệp ước. Hoà bình đến từ trên cao lại luôn luôn bắt đầu trong tâm hồn của một cá nhân con người; từ nơi đó hoà bình lan rộng. Người Kitô hữu tìm thấy bình an trong bản thân và với chính mình qua việc cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Các bí tích cũng quan trọng, đặc biệt bí tích Hoà Giải, là bí tích thật sự của bình an. Ta còn đạt được bình an nội tâm khi ta đi bước trước để gặp người lân cận trong tình bác ái đích thực. Để có thể sống với nhau trong hoà bình, các Kitô hữu biết không có phương pháp nào hiệu quả hơn là luôn sẵn sàng tha thứ và hoà giải. “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa” (Lc 6,29). Bình an của bạn sẽ toả sáng: trong gia đình, trong vòng bè bạn, và trong toàn thể xã hội.
Cùng chủ đề