Công bằng trong thuế khóa: Nhìn từ Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo

5.00 star(s) 1 Vote
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,024

Thuế đã tồn tại suốt 5.000 năm qua như một phần không thể thiếu của xã hội và loài người, và dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải chấp nhận nó. Nhưng điều khiến con người tranh cãi không ngừng suốt hàng ngàn năm không phải là sự tồn tại của thuế, mà là câu hỏi: Thuế có thực sự công bằng hay không?​

Dưới góc nhìn Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo, công bằng trong thuế khóa liên quan mật thiết tới phẩm giá con người, trách nhiệm của nhà nước và vai trò của cộng đồng. Giáo huấn cũng cung cấp một số nguyên tắc quan trọng về thuế và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội.​

phailamgi_Công bằng trong thuế khóa Nhìn từ Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo_cv1.jpg
Ảnh: Patrick McGregor/Unsplash

Thuế khóa phải tôn trọng quyền con người​

Trước hết, Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định, con người có quyền tự nhiên sở hữu tài sản (x. Docat #90). Gia đình và cá nhân là nền tảng của xã hội, và sự thịnh vượng chung không phải là tài sản của nhà nước, mà phần lớn thuộc về các cá nhân và gia đình. Nhà nước có quyền thu thuế để đảm bảo các chức năng thiết yếu, nhưng quyền này không phải là tuyệt đối. Việc đánh thuế không thể tùy tiện hay lạm dụng, mà phải tôn trọng quyền sở hữu cá nhân và vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội.

Hơn thế nữa, trách nhiệm của nhà nước không phải là biến người dân thành những người thụ động, chỉ biết trông chờ vào các khoản trợ cấp. Nhà nước có thể hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của công dân, nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò tự chủ của họ. Vì vậy, một hệ thống thuế công bằng phải tạo điều kiện để người dân tự vươn lên, chứ không phải cản trở khả năng tự lập của họ.
phailamgi_Công bằng trong thuế khóa Nhìn từ Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo_cv2.jpg
Ảnh: Hiep Duong/Unsplash

Trách nhiệm đóng thuế và công bằng xã hội​

Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo nhấn mạnh, mỗi cá nhân có trách nhiệm đóng góp cho công ích, và điều này thể hiện cụ thể qua nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, thuế phải được xây dựng trên nguyên tắc công bằng: ai có nhiều khả năng hơn thì đóng góp nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc thuế có thể mang tính lũy tiến, nhưng không nên tạo ra sự bất công khi nhóm người giàu bị đánh thuế một cách quá mức.

Giáo hội Công giáo cũng ủng hộ mức thuế thấp hơn để tạo điều kiện cho cá nhân và gia đình có nhiều nguồn lực hơn nhằm giúp đỡ cộng đồng thông qua các hoạt động bác ái. Bởi lẽ, lòng nhân ái xuất phát từ con tim, từ sự tự do trao ban, chứ không thể được áp đặt bằng các chính sách thuế. (x. Docat #94)

phailamgi_Công bằng trong thuế khóa Nhìn từ Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo_1.jpg
Ảnh: Callum Pastuszak/Unsplash

Nhà nước không thể thay thế trách nhiệm cộng đồng​

Một trong những quan điểm quan trọng mà Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo là không phải mọi vấn đề xã hội đều nên được giải quyết bằng các chính sách của chính phủ. Xã hội không chỉ gồm nhà nước, mà còn có gia đình, các tổ chức trung gian và cộng đồng. Khi chính quyền can thiệp quá sâu, các tổ chức nhỏ hơn có nguy cơ bị lu mờ, và người dân mất đi cơ hội thể hiện trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng.

Lịch sử đã chứng minh rằng một chính phủ càng lớn mạnh thì càng có xu hướng thâu tóm quyền lực, lấn át các tổ chức nhỏ hơn. Nguyên tắc “bổ trợ” khuyến khích trao quyền cho các tổ chức ở cấp địa phương trước khi để chính phủ can thiệp (x. Docat #96). Điều này cũng áp dụng trong lĩnh vực thuế khóa: thuế không nên là công cụ để nhà nước kiểm soát quá mức nền kinh tế, mà phải hỗ trợ sự phát triển của xã hội theo hướng bền vững.

phailamgi_Công bằng trong thuế khóa Nhìn từ Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo_cv3.jpg
Ảnh: Leon Thắng/Unsplash

Thuế không phải là công cụ phân phối lại tài sản​

Thuế không phải là công cụ để tái phân phối tài sản một cách cưỡng chế. Trách nhiệm của người giàu không chỉ là đóng thuế, mà còn là sử dụng tài sản của mình một cách có trách nhiệm để phục vụ cộng đồng. Việc ép buộc người giàu chia sẻ tài sản thông qua thuế không phải là giải pháp; thay vào đó, Giáo hội nhấn mạnh tầm quan trọng của ý thức cá nhân và tinh thần bác ái tự nguyện.

Hơn nữa, dù giúp đỡ người nghèo là một bổn phận thiêng liêng, nhưng không có nghĩa là mọi chính sách thuế phải đặt lợi ích của người nghèo lên trên tất cả các nhu cầu khác của xã hội. Một quốc gia cần có ngân sách để duy trì hệ thống giáo dục, y tế, an ninh, và hạ tầng – tất cả đều là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao đời sống của mọi người, bao gồm cả người nghèo.

phailamgi_Công bằng trong thuế khóa Nhìn từ Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo_3.jpg
Ảnh: Eleonora Gaini/Unsplash

Cùng hướng đến một hệ thống thế công bằng và nhân văn​

Nói tóm lại, thuế là một phần tất yếu của đời sống văn minh. Tuy nhiên, nó phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức, công bằng và phẩm giá con người. Nhà nước có trách nhiệm quản lý thuế một cách khôn ngoan, trong khi công dân cũng có nghĩa vụ đóng góp một cách chính trực.

Một hệ thống thuế lý tưởng không chỉ đảm bảo nguồn thu cho chính phủ, mà còn phải thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng công bằng, nhân văn và bền vững. Điều đó đòi hỏi sự cân bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm – một thử thách không hề nhỏ, nhưng hoàn toàn xứng đáng để chúng ta cùng nhau theo đuổi.​

Phải làm gì?​

Docat 182: Chính phủ có vai trò gì trong nền kinh tế

Chính phủ và cộng đồng quốc tế các nước (ví dụ, Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu) tạo nên khuôn khổ cho nền kinh tế. Khi làm như vậy, trước tiên Nhà nước phải được hướng dẫn về các nguyên tắc bổ trợ (xem 94–96 ở trên) và giúp những bên tham gia trong nền kinh tế tự giúp chính mình. Những gì các tổ chức kinh doanh có thể thực hiện (tư nhân hóa) thì chính phủ không được can thiệp vào. Khi hỗ trợ để các tổ chức này tự giúp chính mình không đạt kết quả, thì nhà nước phải tiếp tay theo nguyên tắc liên đới (xem 99–102 ở trên): Không được bỏ sót những người thất nghiệp và phải có các dự phòng cho những người nghỉ hưu và những người cần sự chăm sóc đặc biệt. Điều quan trọng nhất là phải bảo vệ người yếu thế nhất. Sự can thiệp của Nhà nước phải được cân nhắc thận trọng: không quá mạnh (kinh tế chỉ huy hoặc tập trung vào trung ương), cũng không quá dè dặt (để mặc tư nhân kinh doanh). Nhiệm vụ chính của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế là thiết lập khuôn khổ pháp lý và cơ cấu thuế; ngoài ra, hệ thống phúc lợi xã hội cũng phải giúp đỡ những người không có khả năng kiếm sống.​
 

Đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng: Vị Giám mục không ngai, không một lần dâng lễ đại trào | Phải làm gì? | Trong lịch sử Giáo hội Việt Nam thế kỷ 20, bên cạnh những vị mục tử được mọi người biết đến, còn có những vị mục tử, vì hoàn cảnh đã phải chịu chức cách bí mật (in pectore), không mũ, không gậy, không một lần dâng lễ đại trào. Đức Giám mục Đa Minh Đinh Huy Quảng, Giám mục Phó Giáo phận Bắc Ninh là một vị mục tử như vậy. Người ta chỉ biết được ngài là Giám mục vào năm 2007, sau khi qua đời 15 năm.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên