Cuộc đời Cha Thánh Piô Năm Dấu: Bài học về việc chịu đựng thử thách

5.00 star(s) 1 Vote
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
705

Cha thánh Piô Năm Dấu là một trong những vị thánh được yêu mến nhất trong lịch sử Công giáo. Nhiều người biết đến ngài vì có dấu thánh hoặc khả năng hiện diện ở nhiều nơi cùng một lúc và đọc được lòng người trong tòa giải tội. Những câu chuyện về phép lạ của ngài là nguồn cảm hứng và nhắc nhở mọi người về sức mạnh của Thiên Chúa và Giáo hội của Ngài. Nhưng quan trọng hơn cả những phép lạ là cách ngài sống hàng ngày trong tinh thần bình an, niềm vui và lòng tin tưởng không ngừng vào ý muốn của Chúa, ngay cả khi đối mặt với những thử thách khủng khiếp.​


phailamgi_Cuộc đời Cha Thánh Piô Năm Dấu Bài học về việc chịu đựng thử thách_cv1.jpg
Cha Piô và cha Clemente Tomay, là bạn và là cha giải tội của cha Piô. Ảnh: vi.wikipedia.org

Bị cáo buộc gian lận​

Xem xét việc cha thánh Piô Năm Dấu được yêu mến rộng rãi như hiện nay, thật khó tin rằng trong cuộc đời mình, ngài thường xuyên bị các nhà chức trách trong Giáo hội thời bấy giờ bức hại. Trong phần lớn cuộc đời của ngài, các linh mục, giám mục, và thậm chí đôi khi là giáo hoàng lo lắng rằng vị thầy dòng nghèo này là một kẻ gian lận. Nhiều người trong hàng giáo phẩm nghĩ rằng đám đông người đến thăm ngài là mất trật tự, hỗn loạn và mê tín. Một số thậm chí còn tin rằng, linh mục Piô nghèo khổ đang sử dụng dấu thánh và những phép lạ được cho là để nổi tiếng và kiếm tiền.

Từ những lo ngại trên, cha Piô đã phải chịu nhiều hạn chế đối với thừa tác vụ linh mục của mình. Ngài bị cấm cử hành thánh lễ công khai, bị cấm không được cho mọi người thấy dấu thánh, và bị cắt đứt liên lạc với linh hướng của mình. Sau đó, ngài bị hạn chế gặp gỡ khách và hoàn toàn bị cấm nghe giải tội.

Những hạn chế này kéo dài trong cả thập kỷ, khiến cha Piô gần như bị đối xử như một tù nhân trong tu viện của mình.

phailamgi_Cuộc đời Cha Thánh Piô Năm Dấu Bài học về việc chịu đựng thử thách_cv2.jpg
Những anh em đồng tu đang giúp đỡ cha Piô. Ảnh: vi.wikipedia.org

Phản ứng của Cha thánh Piô​

Trong một lần, một người bạn của cha Piô - Emmanuele Brunatto nói rằng ông sẽ xuất bản một cuốn sách nhằm vạch trần những bê bối tài chính và tình dục trong Giáo hội để uy hiếp hàng giáo phẩm nhằm khôi phục lại quyền hành linh mục cho cha Pi-ô. Nhưng ngài đã từ chối và không chọn đáp trả theo cách thế gian.

Đôi khi việc thảo luận công khai về những vụ bê bối trong Giáo hội là cần thiết để cải cách. Nhưng điều đó phải được thực hiện với tinh thần bác ái, không phải dùng để trả đũa hay đòi quyền lợi. Brunatto đã không hành động với tình yêu của Chúa Ki-tô mà với sự ác tâm của quỷ dữ.

Ngài từ chối Brunatto một cách quyết liệt, nói rằng “Tôi hoàn toàn không thể cho phép bạn bảo vệ tôi hoặc cố gắng giải thoát tôi bằng cách ném bùn vào mặt những người mà tôi, bạn và mọi người đều có nghĩa vụ thiêng liêng để tôn trọng.”
Cha Piô đã chọn để Chúa quyết định và âm thầm chịu đựng, như Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn. Và bởi vì ngài tin tưởng vào Chúa Quan Phòng và từ chối phạm tội trong cơn giận, để ngài có thể tiếp tục cuộc sống với sự bình an và biết rằng ngài đang thực hiện ý muốn của Chúa.

phailamgi_Cuộc đời Cha Thánh Piô Năm Dấu Bài học về việc chịu đựng thử thách.jpg
Cha Piô và dấu thánh trên bàn tay chụp ngày 19 tháng 8 năm 1919. Ảnh: vi.wikipedia.org

Kết thúc kỳ diệu​

Cuối cùng, quyền năng của Chúa Quan Phòng được thực hiện trên cha Pi-ô. Đức Giáo Hoàng Piô XI đã dỡ bỏ các hạn chế, nói rằng: "Tôi không có ác cảm với cha Piô, chỉ là tôi đã nhận được thông tin không đúng"

Trong vòng vài tháng, cha Piô đã trở lại cử hành thánh lễ công khai và nghe vô số lời xưng tội của các tín hữu. Cha đã đạt được mọi điều mà ngài mong đợi mà không bao giờ phải tức giận với những người đã bức hại mình. Kết thúc cuộc thử thách của Cha Pi-ô thật kỳ diệu như một phép lạ.

Phép lạ thực sự của cuộc đời cha Piô Năm Dấu không phải là dấu thánh hay hiện diện ở nhiều nơi cùng một lúc hay bất cứ điều gì như thế. Đó là tấm gương của ngài về sự tin tưởng tuyệt đối vào Chúa và cam kết không ngừng làm điều tốt ngay cả với những người muốn hại ngài. Đối mặt với thử thách, ngài đã đáp lại bằng tình yêu, và Tình Yêu đã mang đến sự kết thúc cho những thử thách của ngài.​


Phải làm gì?​

Docat 110: Đâu là nguồn gốc của những giá trị này?

Tất cả mọi giá trị đều có cội nguồn từ Thiên Chúa. Tình yêu không phải là một thuộc tính mà Thiên Chúa có; chính “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Do vậy, tình yêu thương dành cho tha nhân phải là điểm tham chiếu trung tâm cho tất cả hoạt động xã hội. Nếu tôi yêu mến, tôi sẽchân thật, sẽ chấp nhận tự do của người khác, và sẽ hành động vì công lý. Tình yêu vượt quá công lý, vì tôi không chỉtrao cho người khác phần người ấy xứng đáng được nhận theo lẽ công bằng, mà còn hết lòng mong ước làm điều tốt đẹp cho người ấy. Giá trị căn bản của “phẩm giá con người” cũng đặt cơ sở trong tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Vì Chúa yêu mến mỗi người vô cùng, nên Ngài đã tạo ra người ấy giống hình ảnh đáng yêu của Ngài; như thế, con người sở hữu một phẩm giá nội tại và không thể tách rời.​

 

Đất Thánh các linh mục - Tổng Giáo phận Sài Gòn

5:23364 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên