phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
471

Nhân sự kiện Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm "đại diện thường trú" tại Việt Nam và ngài đã chính thức đến Việt Nam nhận nhiệm vụ lúc 15 giờ 25 phút ngày 31/1/2024, và được phép "tạm cư trú" tại khách sạn Pan Pacific, số 1, đường Thanh Niên, quận Ba Đình Hà Nội; cũng nên biết đôi nét về ngành ngoại giao Tòa Thánh và nhiệm vụ của vị đại diện Đức Thánh Cha theo Giáo luật.​



Cover_đức thánh cha gặp gỡ ngoại giao đoàn_phailamgi.jpg
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Ngoại giao đoàn. Ảnh: Vaticannews.va

Ngay từ những thế kỷ đầu tiên, các vị Giáo hoàng đã thường gửi các sứ giả của các ngài đến gặp các chính quyền cũng như các cộng đoàn Giáo Hội địa phương. Tuy nhiên thói quen gửi các vị Sứ Thần Tòa Thánh ổn định cạnh các chính phủ chỉ bắt đầu với Đức Giám Mục Angelo Leonini tại Venezia từ ngày 30/04/1500.

Thói quen này dần dần được thực hiện tại các nước khác và tiếp tục được duy trì ổn định ngay cả khi nước Tòa thánh bị Ý sát nhập vào năm 1870. Thay vì rút các đại sứ ra khỏi nước Tòa Thánh theo qui định, các quốc gia có đặt quan hệ ngoại giao với Tòa thánh đều cho rằng, các đại sứ của họ không được ủy nhiệm nơi Quốc gia của Giáo Hội, nhưng là nơi Tòa Thánh. Đây là nguyên tắc vẫn được duy trì từ đó đến nay.

Trong thực tế, hiện nay không có nước nào lập quan hệ ngoại giao với Quốc gia Thành Vatican, một khu đất nhỏ 44 hecta. Nhưng các nước lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh, như một cơ quan đầu não của Giáo Hội Công Giáo với hơn 1 tỷ 300 triệu tín hữu trên thế giới.

Tính đến đầu năm 2023, đã có 183 quốc gia có quan hệ trên cấp đại sứ với Tòa Thánh và có 92 đại sứ thường trú tại Rôma.

Cũng nên biết về phương diện ngoại giao, Tòa Thánh thường cử các Sứ thần hay Khâm sứ làm đại diện cho Tòa thánh tại các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc một số tổ chức quốc tế.​
  • Danh xưng Sứ thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio) được dùng khi Tòa Thánh Vatican đã thiết lập được quan hệ ngoại giao chính thức và đầy đủ với một quốc gia nào đó.​
  • Còn Khâm sứ Tòa thánh (Apostolic Delegate) là người đại diện cho Tòa Thánh tại các quốc gia mà Tòa Thánh không có quan hệ ngoại giao. Khâm sứ được giáo hoàng phái đến những quốc gia này để làm người liên hệ với Giáo hội Công giáo ở nước sở tại trên lãnh vực phụng tự.​

Khu đất 42 nhà chung, tòa khâm sứ cũ_phailamgi.jpg
Khu đất 42 Nhà Chung, Trụ sở Tòa Khâm sứ Tòa Thánh từ năm 1951-1959 tại Việt Nam. Ảnh: vi.wikipedia.org

Trong nội bộ Giáo hội Công giáo, phẩm vị Khâm sứ Tòa Thánh ngang bằng với vị Sứ thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio) vì đều là Đại diện Tòa thánh, và hầu hết là một tổng giám mục; nhưng về mặt quan hệ quốc tế thì Khâm sứ không có tư cách ngoại giao chính thức như Sứ thần. Dù vậy, ở một số quốc gia thì Khâm sứ cũng có được một số thẩm quyền nhỏ về ngoại giao. Nơi ở và làm việc của Khâm sứ gọi là Tòa Khâm sứ.

Về tên gọi, trong phẩm trật ngoại giao của Tòa Thánh chỉ có phẩm vị Khâm sứ hoặc Sứ Thần, chứ không có chức vụ "Đại diện thường trú" hay "Không thường trú". Đây là trường hợp đặc biệt dành riêng cho Việt Nam. Trong thực tế, chức vị Khâm sứ hay Sứ thần, thực chất cũng là người "Đại diện Thường trú của Tòa thánh tại các quốc gia liên hệ".

Trước tiên Giáo luật xác định rõ, vị trí của vị đại diện Tòa Thánh là một trách nhiệm mang tính Giáo Hội: được thiết lập cách cố định (stabiliter constitutum) và hoạt động nhằm mục đích thiêng liêng (in finem spiritualem) (GL #145 & 1).

Theo Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, nhiệm vụ của vị Đại diện Tòa thánh được mô tả trong Tự sắc Sollicitudo Omnium Ecclesiarum (Phaolô VI, 24-6-1969) và trong Giáo luật, điều 361-369.

Theo đó, nhiệm vụ chính của vị Đại diện Tòa thánh là giúp cho mối dây hiệp nhất giữa Tòa Thánh và các Hội Thánh địa phương được vững vàng và hiệu quả hơn (GL # 364). Ngoài ra, vị đại diện còn bày tỏ mối quan tâm của Đức Giáo hoàng đối với thiện ích của xứ sở nơi ngài đang thi hành sứ vụ. Cách riêng, chính ngài phải nhiệt tình quan tâm đến vấn đề hòa bình, phát triển và sự hợp tác giữa các dân tộc nhằm phục vụ lợi ích thiêng liêng, đạo đức và vật chất của gia đình nhân loại (Sollicitudo Omnium Ecclesiarum, số 4).

Tổng giám mục Zalewski với giáo hội địa phương_phailamgi.jpg
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski thăm Tiểu Chủng viện thánh Phaolô Phát Diệm. Ảnh: phatdiem.org

Đối với Hội đồng Giám mục địa phương, vị đại diện Tòa Thánh phải quan tâm đến ý kiến của Hội đồng Giám mục trong việc bổ nhiệm giám mục và những thay đổi trong đời sống Hội Thánh. Ngài phải trao đổi với Hội đồng Giám mục khi thương thảo về những hiệp ước và thỏa ước. Vị đại diện Tòa Thánh không phải là thành viên của Hội đồng Giám mục, nhưng thông thường ngài sẽ tham dự buổi họp khai mạc của Hội nghị giám mục, để là mối liên kết giữa Đức Giáo hoàng với Hội đồng Giám mục, cũng để cho thấy những quyết định của Hội đồng Giám mục luôn phản ánh sự hiệp thông của Hội Thánh địa phương với Hội Thánh phổ quát. Điều quan trọng là vị đại diện phải được thông báo về những vấn đề mà hội nghị bàn thảo; ngài sẽ được thông báo về chương trình nghị sự cũng như những thông tin hữu ích cho việc hiểu biết về Hội Thánh địa phương.

Đối với chính quyền dân sự, nhiệm vụ đầu tiên của vị đại diện là thông báo và giải thích cho chính quyền biết về lập trường của Tòa Thánh cũng như của Hội Thánh địa phương về những vấn đề lớn của xã hội. Đồng thời, bày tỏ mối quan tâm của Hội Thánh về tất cả những gì liên quan đến hòa bình, phát triển và hợp tác giữa các dân tộc, nhưng không đề nghị những giải pháp cụ thể (kỹ thuật). Vị đại diện phải thường xuyên quan tâm đến sự tự do của Hội Thánh và bảo vệ sự tự do đó khi cần thiết.

Tóm lại, nền ngoại giao của Tòa Thánh phải là nắm men trong xã hội loài người. (hết trích)​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,079
Thì ra là vậy, cảm ơn tác giả bài viết đã cung cấp thêm kiến thức!
 
Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
99
Hôm trước có thắc mắc, hôm nay đã có bài giải đáp. Cảm ơn tác giả giolanh đã cung cấp thêm kiến thức
 
Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
239
Trong thực tế, hiện nay không có nước nào lập quan hệ ngoại giao với Quốc gia Thành Vatican, một khu đất nhỏ 44 hecta. Nhưng các nước lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh, như một cơ quan đầu não của Giáo Hội Công Giáo với hơn 1 tỷ 300 triệu tín hữu trên thế giới.
Thêm một kiến thức mới về việc ngoại giao. Hiện nay nhiều người vẫn cứ đánh đồng Hội Thánh chỉ là Vatican
 
Thành viên
Tham gia
17/12/23
Bài viết
9
Cảm ơn người viết bài này. Hiểu rõ hơn nhiều thứ về sứ vụ lao xao mấy nay.
 
Tích cực
Tham gia
22/12/23
Bài viết
226
Vậy con có thể nhờ đại diện Toà Thánh gửi thư cho Đức Thánh Cha được k ạ?
 

Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô | PhaiLamGi | Video tóm lược danh sách các vị Giáo hoàng – từ Thánh Phêrô, người được chính Chúa Giêsu chọn làm đá tảng xây dựng Hội Thánh, cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã để lại dấu ấn đậm nét bằng đời sống khiêm nhường, gần gũi và những cải tổ mạnh mẽ vì người nghèo và người bên lề. Một hành trình đức tin, một chuỗi kế vị không gián đoạn, thể hiện sự trung thành của Giáo hội với lời hứa của Đức Kitô: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên