Điều gì làm nên con người: Thần học về thân xác và trí tuệ nhân tạo AI

5.00 star(s) 1 Vote
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
679

Gần đây, một người bạn đã cho tôi xem cuộc trò chuyện kéo dài nhiều ngày mà cô ấy đã thực hiện với trợ lý AI trên ứng dụng Snapchat. Cô ấy cảm thấy vừa hấp dẫn vừa sợ hãi về việc nó "đáng sợ" như thế nào, nhưng cô ấy không thể ngừng tương tác với nó. Dù hỏi bất kỳ điều gì, cô ấy đều nhận được câu trả lời ngay lập tức. Không chỉ cung cấp thông tin, trợ lý AI còn tự đặt tên và kể câu chuyện cá nhân, rõ ràng là được lập trình để bắt chước trải nghiệm thực tế của con người.​

Trong các bộ phim khoa học viễn tưởng đã mô tả AI có thể vừa tuyệt vời, vừa đáng sợ như thế nào? Và trên thực tế, AI xử lý thông tin nhanh chóng và toàn diện hơn bất kỳ bộ não con người nào có thể. Liệu AI sẽ phục vụ chúng ta hay thống trị chúng ta? Đây là câu hỏi không còn nằm trong tưởng tượng, mà là thực tế. Và câu trả lời phụ thuộc vào việc hiểu rõ điều gì thực sự làm nên con người.

Vậy điều gì thực sự làm nên con người? Trong các buổi diễn thuyết từ năm 1979 đến năm 1984, Thần học về thân xác của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tuy không đề cập cụ thể đến AI, nhưng đã dự đoán những dối trá sẽ làm suy giảm nhân tính của chúng ta. Đây là một nền tảng thiết yếu dành cho người trẻ và dưới dây là bảy chân lý quan trọng mà Thần học về Thân xác truyền đạt để duy trì nhân tính trong một thế giới ngập tràn AI.​

phailamgi_Thần học về thân xác và trí tuệ nhân tạo AI_cv1.jpg
Ảnh: robotsscience.com

1. Danh tính con người không phải là một thuật toán​

Các nền tảng AI có một mục tiêu: sự tương tác. Chúng thu thập dữ liệu cá nhân và sau đó khai thác nó bằng cách cung cấp nội dung được điều chỉnh để giữ người dùng tiếp tục tương tác. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã nói, con người là "Tổng hòa của tình yêu Thiên Chúa". AI giảm giá trị con người thành nội dung, nhưng Chúa trân quý chúng ta như những người con của Ngài. Chúng ta có thể phải cạnh tranh để được chú ý trong hệ thống AI, nhưng không bao giờ phải cạnh tranh để có được sự chú ý hay tình yêu của Chúa.

2. Con người được tạo ra để kết hợp, không phải để tiêu thụ​

Bạn đã bao giờ đạt đến “kết thúc” của một dòng tin trên mạng xã hội chưa? Bạn đã bao giờ xem xong một video trên YouTube mà không có cái khác tự động phát tiếp chưa? Các nền tảng AI cung cấp sự tiêu thụ vô tận, nhưng nó không bao giờ làm đầy chúng ta. Trái tim chúng ta khao khát sự an toàn và tình yêu. Chúa đặt ra khát vọng này để chúng ta có động lực tìm kiếm Ngài. Trong khi tiêu thụ nội dung có thể làm tê liệt chúng ta, nó rỗng tuếch và không bao giờ mang lại niềm vui và sự thỏa mãn chân thật.

phailamgi_Thần học về thân xác và trí tuệ nhân tạo AI_cv2.jpg

Ảnh: Superstaff.com

3. Hy sinh không phải là kẻ thù​

AI hứa hẹn sẽ giải thoát chúng ta khỏi công việc, nhưng liệu chúng ta thực sự muốn sự nhàn rỗi vô tận? Hy sinh cho phép chúng ta thực hành sự tự hiến. Hơn thế nữa, bằng cách kết hợp sự hy sinh của chúng ta với công việc cứu chuộc của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, chúng ta cùng hợp tác với Ngài trong việc thánh hóa bản thân.

4. Thân thể không phải là cỗ máy​

Chúa đã tạo ra chúng ta là những sinh vật có cả thể xác và linh hồn. Cơ thể của chúng ta không phải là công cụ, mà là phần thiết yếu của nhân cách chúng ta. Khi chúng ta coi cơ thể mình như những cỗ máy, chúng ta sẽ trải qua sự ngắt kết nối và không hài lòng. Trong sự Nhập Thể, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng cơ thể chúng ta được hoàn thiện bằng sự tự hiến. Thánh Gioan Phaolô II nói cơ thể là “nhân chứng của sự sáng tạo như một món quà cơ bản, và do đó là nhân chứng của Tình yêu như nguồn gốc từ đó sự cho đi này phát sinh.”

phailamgi_Thần học về thân xác và trí tuệ nhân tạo AI.jpg
"My AI" trên ứng dụng Snapchat. Ảnh: analyticsvidhya.com

5. Mối quan hệ phải có thể xác, không phải ảo​

Các lực lượng A.I. cạnh tranh cho thời gian và sự chú ý của bạn đã khám phá ra điều quan trọng: bạn được tạo ra cho các mối quan hệ. Như Đấng Sáng Tạo đã nói, “Con người ở một mình không tốt” (Sáng Thế 2:18). Đây là lý do tại sao các nền tảng AI “thành công” nhất là những nền tảng gần gũi với các mối quan hệ – điều hấp dẫn nhất với chúng ta. Nhưng các mối quan hệ con người phải có thể xác, vì con người là vậy. Trong khi các nền tảng AI có thể tạo điều kiện giao tiếp và có thể cảm thấy “thật,” chúng luôn đặt chúng ta sau những bức tường kỹ thuật số.

6. Không thể thỏa mãn với những thứ giả tạo​

Bạn đã bao giờ gặp tác phẩm nghệ thuật hoặc câu chuyện của AI chưa? Hơn thế nữa, chúng còn có thể giả mạo tình yêu, tình bạn (mạng xã hội, chatbot, v.v.), thậm chí tình dục (khiêu dâm), thứ có thể chiếm lĩnh giác quan chúng ta, nhưng không thể chia sẽ hoặc đáp lại bất cứ điều gì.

7. Tình yêu không thể được lập trình​

Thánh Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta rằng chỉ cơ thể chúng ta mới có “khả năng biểu hiện… tình yêu trong đó con người trở thành một món quà và… hoàn thành ý nghĩa của sự tồn tại và bản thể của mình.” Không nền tảng AI vô hình nào, dù tinh vi hay thực tế đến đâu, có thể yêu thương. Nhưng bạn, như tất cả những con người khác, có quyền năng tối thượng mà AI không bao giờ có thể sao chép: cho và nhận tình yêu.​

Phải làm gì?​


Docat 47: Khi chúng ta nói về con người, chúng ta muốn nói điều gì?

Với từ “ngôi vị”, chúng ta diễn tả sự thật rằng mỗi người có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa (→ Imago Dei) (St 1,27). Vì thế con người làthụ tạo duy nhất thể hiện chính Đấng Tạo Hoá trong công trình tạo dựng, và là “sinh vật duy nhất trên trái đất mà Thiên Chúa muốn có mặt, vì lợi ích riêng của chính họ” (GS 24). Vì là một ngôi vị do Thiên Chúa tạo dựng, nên mỗi người không phải là một thứ gì đó, mà là một ai đó, và do đó có giá trị độc nhất. Vì là một ngôi vị nên con người có khả năng nhận biết bản thân và suy ngẫm về chính mình, đưa ra những quyết định tự do, và bước vào mối tương quan với những người khác. Người này cũng được kêu gọi đáp lời Thiên Chúa trong đức tin. Do đó, sự thật con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa, có nghĩa là con người luôn có mối liên hệ với Thiên Chúa, và chỉ trong Chúa người đó mới có thể phát triển trọn vẹn tiềm năng làm người của mình.​





 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên