Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097

Ngay từ lần xuất hiện đầu tiên trên ban công Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Tân Giáo hoàng Lêô XIV đã phát đi ba tín hiệu quan trọng về đường hướng mà ngài dự định sẽ dẫn dắt Giáo hội Công giáo.​


phailamgi_Lêô XIV Đức Giáo hoàng Lêô XIV và 3 dấu hiệu định hình triều đại_cv1.jpg
Ảnh: Vatican Media

Dẫn lời hãng thông tấn Reuters, là người kế vị Đức Phanxicô, Tân Giáo hoàng Lêô XIV là vị giáo hoàng đầu tiên mang quốc tịch Mỹ và đồng thời cũng là công dân Peru, nơi ngài từng phục vụ nhiều năm như một nhà truyền giáo Augustinô trước khi đảm nhiệm vai trò Tổng trưởng Thánh Bộ Giám mục.

Việc chọn tên hiệu “Lêô” – chưa từng được sử dụng từ năm 1903 – là dấu hiệu đầu tiên cho thấy định hướng tư tưởng của ngài. Lần gần nhất Giáo hội có một vị giáo hoàng mang tên này là Đức Leo XIII (1878–1903), với Thông điệp Rerum Novarum (1891), văn kiện nền tảng của học thuyết xã hội Công giáo hiện đại, kêu gọi quyền lợi người lao động, lương công bằng và công đoàn.

phailamgi_Lêô XIV Đức Giáo hoàng Lêô XIV và 3 dấu hiệu định hình triều đại_1.jpg
Ảnh: Vatican Media

Điểm nhấn thứ hai nằm ở thông điệp đầu tiên của Đức Lêô: Hòa bình.

Xuất hiện trước hàng ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức tân giáo hoàng không sử dụng tiếng Anh – ngôn ngữ mẹ đẻ – mà nói hoàn toàn bằng tiếng Ý và Tây Ban Nha, ngôn ngữ của dân chúng Peru, nơi ngài từng sống và truyền giáo. Một cử chỉ cho thấy sự khiêm tốn, không tìm cách đề cao nguồn gốc Mỹ của mình.

Lời đầu tiên Đức Lêô XIV cất lên là: “La pace sia con tutti voi!” – Bình an cho anh chị em! – một câu trích từ phụng vụ nhưng đồng thời là tuyên bố mục vụ rõ ràng giữa bối cảnh thế giới hỗn loạn. Trước đó một ngày, các hồng y tham dự mật nghị đã đồng thanh bày tỏ quan ngại về các cuộc chiến tại Ukraine, Gaza và Sudan, kêu gọi “hòa bình dựa trên công lý và sự thật”.

“Tôi muốn chia sẻ bình an của Thiên Chúa – một sự bình an không vũ trang, làm người khác buông vũ khí, sự bình an của lòng khiêm nhường và kiên trì.” Ngài nói trong lời chào đầu tiên.

phailamgi_Lêô XIV Đức Giáo hoàng Lêô XIV và 3 dấu hiệu định hình triều đại_cv2.jpg
Ảnh: AP
Khác với Đức Phanxicô – người đã từ chối xuất hiện với áo choàng đỏ giáo hoàng và giày hồng y đỏ để thể hiện tinh thần khó nghèo – Đức Lêô mặc đầy đủ phẩm phục truyền thống: áo choàng đỏ thẫm khoác bên ngoài áo dòng trắng. Dù không trở lại hoàn toàn với sự xa hoa trước thời Đức Phanxicô, lựa chọn này cho thấy ngài muốn khẳng định vai trò giáo hoàng trong tư cách là người kế nhiệm Phêrô với đầy đủ uy quyền biểu tượng.

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Đức Lêô sẽ tìm cách quân bình giữa hai trục: tiếp nối di sản của đức Phanxicô về lòng thương xót và công bằng, trong khi tái khẳng định nghi lễ, phẩm phục và cơ cấu của truyền thống giáo triều Rôma.

Trong bài phát biểu, Đức Lêô đã xúc động nhắc lại những lời cuối cùng của Đức Phanxicô trong ngày Chúa nhật Phục sinh: “Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Thiên Chúa yêu thương mọi người. Và sự dữ sẽ không chiến thắng. Chúng ta ở trong tay Thiên Chúa.”

Tân Giáo hoàng Lêô XIV đã lặp lại thông điệp ấy, như một nhịp cầu chuyển giao nhẹ nhàng nhưng chắc chắn giữa hai triều đại giáo hoàng – một lời chào đầu tiên đầy biểu tượng về sự tiếp nối, cải cách và hy vọng.​
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên