Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,077
- Chủ đề Author
- #1
Một số người cho rằng, việc nói phụ nữ “là món quà tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho đàn ông” là những lời lẽ hạ thấp, vật hóa phụ nữ, hay hạ thấp phẩm giá làm người của họ.
Ảnh: phailamgi.com
Câu nói trên được tác giả Tun Phạm sử dụng làm lời dẫn cho một chương trong cuốn sách “Vì cậu là bạn nhỏ của tớ”. Việc ví phụ nữ như một món quà khiến tác giả gặp nhiều chỉ trích. Một số độc giả cho rằng, phụ nữ không phải là món quà của đàn ông, phụ nữ là bản thân họ, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một thứ để đàn ông tiêu khiển hoặc vật hóa.
Ý kiến trên cũng được nhiều chuyên gia về giới ủng hộ, cho rằng cách ví von trên không phù hợp, vì đang hạ thấp, vật hóa nữ giới.
Vậy, là chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Trước tiên, xét tới khía cạnh phẩm giá con người, Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định rằng, mỗi con người được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa và có một phẩm giá bất khả xâm phạm. (x. Docat #47)
Trên thực tế, điều này có nghĩa là không người nào bị hạ giá tới mức chỉ còn là một phương tiện hoặc một công cụ cho những mục đích đi ngược với sự phát triển cá nhân của chính họ. Vì mỗi người không phải là một thứ gì đó, mà là một ai đó, có giá trị độc nhất. (x. TLHT #133; Docat #47)
Ảnh: phailamgi.com
Vậy ví phụ nữ như “món quà” có đang xâm phạm tới phẩm giá của họ?
Điều này còn tùy thuộc vào cách nhìn nhận và hành động của mỗi người.
Nếu người phụ nữ bị sử dụng như một “món quà” để giúp người khác đạt được một mục đích nào đó, ví dụ như “tặng” một người phụ nữ để ký được một hợp đồng kếch xù, hay những đặc quyền kinh tế, hoặc chỉ đơn giản là tiền bạc. Lúc đó, phẩm giá của người phụ nữ đang bị chà đạp cách nặng nề, bị hạ thấp, hay như diễn đạt ở trên là "vật hóa".
Còn nếu gọi phụ nữ là một “món quà” với ý nghĩ trân trọng, tôn trọng, không sở hữu thì chẳng những không hạ thấp phẩm giá, mà còn góp phần công nhận và bảo vệ phẩm giá của họ. Đặc biệt, bằng tình yêu và sự tôn trọng, người nam hoàn toàn có thể thốt lên rằng "em là món quà tuyệt với nhất anh nhận được từ Thiên Chúa".
Tóm lại
Việc diễn đạt có thể dẫn tới một vài hiểu lầm, chưa kể những người cố tình làm sai lệch ý hướng ngay lành của tác giả, vì thế quan trọng hơn vẫn là nhận thức và hành động của mỗi người đối với những người phụ nữ, vốn được xem là phái yếu trong xã hội, yêu thương và tôn trọng phẩm giá làm người của họ.
Câu nói trên được tác giả Tun Phạm sử dụng làm lời dẫn cho một chương trong cuốn sách “Vì cậu là bạn nhỏ của tớ”. Việc ví phụ nữ như một món quà khiến tác giả gặp nhiều chỉ trích. Một số độc giả cho rằng, phụ nữ không phải là món quà của đàn ông, phụ nữ là bản thân họ, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một thứ để đàn ông tiêu khiển hoặc vật hóa.
Ý kiến trên cũng được nhiều chuyên gia về giới ủng hộ, cho rằng cách ví von trên không phù hợp, vì đang hạ thấp, vật hóa nữ giới.
Vậy, là chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Trước tiên, xét tới khía cạnh phẩm giá con người, Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định rằng, mỗi con người được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa và có một phẩm giá bất khả xâm phạm. (x. Docat #47)
Trên thực tế, điều này có nghĩa là không người nào bị hạ giá tới mức chỉ còn là một phương tiện hoặc một công cụ cho những mục đích đi ngược với sự phát triển cá nhân của chính họ. Vì mỗi người không phải là một thứ gì đó, mà là một ai đó, có giá trị độc nhất. (x. TLHT #133; Docat #47)
Ảnh: phailamgi.com
Vậy ví phụ nữ như “món quà” có đang xâm phạm tới phẩm giá của họ?
Điều này còn tùy thuộc vào cách nhìn nhận và hành động của mỗi người.
Nếu người phụ nữ bị sử dụng như một “món quà” để giúp người khác đạt được một mục đích nào đó, ví dụ như “tặng” một người phụ nữ để ký được một hợp đồng kếch xù, hay những đặc quyền kinh tế, hoặc chỉ đơn giản là tiền bạc. Lúc đó, phẩm giá của người phụ nữ đang bị chà đạp cách nặng nề, bị hạ thấp, hay như diễn đạt ở trên là "vật hóa".
Còn nếu gọi phụ nữ là một “món quà” với ý nghĩ trân trọng, tôn trọng, không sở hữu thì chẳng những không hạ thấp phẩm giá, mà còn góp phần công nhận và bảo vệ phẩm giá của họ. Đặc biệt, bằng tình yêu và sự tôn trọng, người nam hoàn toàn có thể thốt lên rằng "em là món quà tuyệt với nhất anh nhận được từ Thiên Chúa".
Tóm lại
Việc diễn đạt có thể dẫn tới một vài hiểu lầm, chưa kể những người cố tình làm sai lệch ý hướng ngay lành của tác giả, vì thế quan trọng hơn vẫn là nhận thức và hành động của mỗi người đối với những người phụ nữ, vốn được xem là phái yếu trong xã hội, yêu thương và tôn trọng phẩm giá làm người của họ.
Phải làm gì?
Docat 47: Khi chúng ta nói về con người, chúng ta muốn nói điều gì?
Với từ “ngôi vị”, chúng ta diễn tả sự thật rằng mỗi người có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa (→ Imago Dei) (St 1,27). Vì thế con người là thụ tạo duy nhất thể hiện chính Đấng Tạo Hoá trong công trình tạo dựng, và là “sinh vật duy nhất trên trái đất mà Thiên Chúa muốn có mặt, vì lợi ích riêng của chính họ” (GS 24). Vì là một ngôi vị do Thiên Chúa tạo dựng, nên mỗi người không phải là một thứ gì đó, mà là một ai đó, và do đó có giá trị độc nhất. Vì là một ngôi vị nên con người có khả năng nhận biết bản thân và suy ngẫm về chính mình, đưa ra những quyết định tự do, và bước vào mối tương quan với những người khác. Người này cũng được kêu gọi đáp lời Thiên Chúa trong đức tin. Do đó, sự thật con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa, có nghĩa là con người luôn có mối liên hệ với Thiên Chúa, và chỉ trong Chúa người đó mới có thể phát triển trọn vẹn tiềm năng làm người của mình.