Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
668

Trong xã hội hiện nay, “workism” ngày càng trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến, mô tả việc một người coi công việc trở thành trung tâm của cuộc sống và là mục đích tồn tại của cá nhân.​


phailamgi_Hiện tượng Workism_cv1.jpg

Ảnh: Alex Kotliarskyi/Unsplash

Theo tờ The Atlantic, "workism" là hiện tượng ngày nay, nhiều người có tư duy hoặc cách sống rằng công việc không chỉ để mưu sinh, mà còn là trọng tâm của bản sắc cá nhân và mục đích sống.

Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của "workism" là một cá nhân luôn đặt công việc lên hàng đầu trong tất cả mọi thứ, kể cả gia đình, bạn bè, người thân,…Thậm chí, nhiều người còn hi sinh thời gian và năng lượng để theo đuổi sự nghiệp cách mù quáng.

Hiện tượng này cũng gây ra nhiều hệ lụy đối với cá nhân. Việc lao theo công việc liên tục khiến không ít người đang sa sút đáng kể về mặt sức khỏe thể chất. Đồng thời, nó cũng gây một áp lực không nhỏ lên sức khỏe tinh thần. Cảm giác cô đơn và mất đi sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc khiến nhiều người mắc các chứng như trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Giáo hội cho rằng đây là một vấn đề mà con người ngày nay đang gặp phải, một người lao động quá nhiều mà không có thời gian cho những thứ khác.

Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định, lao động luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng không phải mục đích duy nhất của con người. Lao động không được trở thành một thứ thần tượng, vì ý nghĩa tối hậu và quyết định của cuộc sống không được tìm thấy trong lao động. (TLHT #257)

phailamgi_Hiện tượng Workism_cv2.jpg



Bên cạnh đó, con người không được xác định bởi công việc họ làm, việc con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa mới là điều làm nên phẩm giá của họ. Nói cách khác, phẩm giá của một người không xuất phát từ công việc họ làm, lao động vì con người chứ không phải con người vì lao động. (TLHT #271-272)

"Workism" không chỉ là việc làm việc quá nhiều, mà còn là một trạng thái mọi thứ, từ danh tính, đến giá trị cá nhân, mục đích sống, nhân phẩm, sự tôn trọng của người khác,…đều dựa vào mức độ thành công trong công việc. Điều này đi ngược lại với Giáo huấn xã hội của Giáo hội, khi mà “chỉ có Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống và mục tiêu cuối cùng của đời người” (TLHT #257)

Hơn nữa, phẩm giá con người đã bị xúc phạm khi xem nhẹ người lao động hơn là công việc họ làm. (x. TLHT #271)

Để không bị rơi vào vòng xoáy của Workism, mỗi người cần thiết lập lại cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nếu có thể, hãy giới hạn rõ ràng thời gian làm việc và thời gian dành cho bản thân, gia đình.

Bởi, chỉ khi con người được sống trọn vẹn giữa 3 mối tương quan, với bản thân, với tha nhân và với Thiên Chúa, người đó mới có thể thăng tiến và phát triển bản thân cách trọn vẹn.​

Phải làm gì?

Docat 138: Lao động và thành công trong công việc liên quan với mục đích thật sự của đời người như thế nào?

Lao động là một phần của đời sống, chứ không phải là chính đời sống. Ngày nay, đặc biệt ở các nước phát triển, nhiều người dường như chỉ sống vì công việc. Đối với họ, công việc như thể chất gây nghiện, nên họ được gọi là những người nghiện làm việc. Đức Giêsu cảnh báo người ta đừng để lao động biến họ thành nô lệ như thế. Mục đích của đời người không phải là tích luỹ của cải, hay kiếm tìm danh tiếng, nhưng để đạt đến sự sống vĩnh cửu với Thiên Chúa, nhờ cầu nguyện, thờ phượng Chúa, và yêu mến người thân cận cách tích cực. Chừng nào lao động của con người được đặt ở thế phụ thuộc vào mục đích này, thì lao động là một phần của đời sống Kitô hữu. Thế nhưng khi lao động trở thành cứu cánh, và che mờ mục đích thật sự của cuộc sống con người, thì tầm quan trọng của lao động đã bị phóng đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn phải làm đồng thời nhiều công việc khác nhau, và lao động nhọc nhằn để nuôi sống gia đình. Như thế, họ đang phục vụ cho gia đình, và do vậy, công lao của họ được Thiên Chúa chúc phúc.​
 
Thành viên
Tham gia
29/12/23
Bài viết
170
Vì giờ đây, nhiều người có tiêu chuẩn đánh giá một ai đó bằng mức lương mà người đó kiếm được. Do vậy, xu hướng của nhiều người coi công việc là trên hết để họ có vị trí cao hơn và được coi trọng hơn
 
Thành viên
Tham gia
22/12/23
Bài viết
208
Vì giờ đây, nhiều người có tiêu chuẩn đánh giá một ai đó bằng mức lương mà người đó kiếm được. Do vậy, xu hướng của nhiều người coi công việc là trên hết để họ có vị trí cao hơn và được coi trọng hơn
Đúng, nhất là ở quê, bạn như nào là do lương tháng quyết định, tất nhiên là bởi mấy bà thím.
 
Thành viên
Tham gia
29/12/23
Bài viết
170
Đúng, nhất là ở quê, bạn như nào là do lương tháng quyết định, tất nhiên là bởi mấy bà thím.
Còn ở thành phố thì vì là workism nên nhiều người trẻ không muốn lập gia đình, họ không còn thì giờ quan tâm đến các khía cạnh khác của cuộc sống
 
Thành viên
Tham gia
22/12/23
Bài viết
208
Còn ở thành phố thì vì là workism nên nhiều người trẻ không muốn lập gia đình, họ không còn thì giờ quan tâm đến các khía cạnh khác của cuộc sống
tôi cũng đã có khoảng thời gian như vậy. Sáng đi làm tối về ngủ, lặp đi lặp lại. Phần vì mệt, phần vì công việc nên chả còn thời gian quan tâm đến gì cả.
 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên