Hoài niệm về chiếc ghế quỳ trên gian cung thánh

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
326

Những ai sinh ra và lớn lên vào những năm trước năm 2000, hẳn còn nhớ và không ít người luôn ấn tượng về chiếc ghế quỳ trên gian cung thánh tại các ngôi nhà thờ.


phailamgi_Hoài niệm về chiếc ghế quỳ trên gian cung thánh_cv1.jpg

Ảnh: Muối Mặn cho đời

"Ngai tòa" của vị linh mục

Nếu nhà thờ Chính tòa với chiếc ngai đặt ở cung thánh biểu tượng quyền lực của Đức Giám mục giáo phận, thì chiếc ghế quỳ trên gian cung thánh tại các ngôi nhà thờ được ví như "ngai tòa" của vị linh mục chính xứ tại các xứ đạo.

Tại các nhà thờ lớn nhỏ ở các giáo phận miền Bắc trước đây, ngay tại các nhà thờ giáo họ, luôn có một chiếc ghế và chiếc bàn quỳ được đặt trang trọng trên gian cung thánh.

Chiếc ghế cùng với chiếc bàn quỳ chính là nơi vị linh mục, với chiếc áo chùng thâm, hằng ngày, hiện diện giữa dân của người trong một cộng đoàn thờ phượng. Ngài thường hiện diện ở đó trước khi các giáo dân có mặt và chỉ rời khỏi đó khi các giáo dân cuối cùng trở về nhà.

Vào thời điểm khó khăn do cấm cách, có khi các linh mục chỉ đến được giáo xứ hoặc giáo họ mỗi tháng một lần, nhưng sự hiện diện của chiếc ghế quỳ trên gian cung thánh như sự hiện diện thiêng liêng của vị mục tử giữa đoàn chiên.

phailamgi_Hoài niệm về chiếc ghế quỳ trên gian cung thánh_cv2.jpg
Ảnh: phailamgi.com

Chiếc ghế ngày càng vắng bóng

Ngày nay, đa số các nhà thờ được xây mới, lộng lẫy hơn, ngoại trừ một số giáo phận như Vinh – Hà Tĩnh… chẳng biết vô tình hay cố ý, chiếc ghế quỳ - "ngai tòa" của vị linh mục, không còn ngự trị trên các gian cung thánh.

Các giờ nguyện kinh của các giáo dân cũng dần vắng bóng các linh mục. Các linh mục thường là người ra nhà thờ sau cùng – trước khi cử hành thánh lễ 5 phút, và trở về phòng trước tiên, khi những giáo dân còn đang quỳ gối nguyện cầu, tạ ơn sau thánh lễ.

phailamgi_Hoài niệm về chiếc ghế quỳ trên gian cung thánh_1.jpg
Ảnh: thienanart.com

Linh mục không phải dịch vụ

Dĩ nhiên không phải là tất cả, nhưng dường như, nhiều mục tử hành xử kiểu dịch vụ, theo phong cách công chức, máy móc, làm xong nhiệm vụ, chứ không sống theo tinh thần mục tử luôn ở giữa đoàn chiên, đại diện cho đoàn chiên trong cộng đoàn thờ phượng, dâng hy tế tạ ơn cho mọi người.

Phải chăng đây là lý do giải thích cho hiện tượng, càng ngày chiếc ghế quỳ - "ngai tòa của linh mục", sự hiện diện thiêng liêng của người mục tử giữa đoàn chiên, càng vắng bóng tại nhiều ngôi thánh đường?

Chắc chắn, người Công giáo Việt Nam hôm nay không chỉ hoài niệm mà còn tha thiết mong được thấy lại những chiếc ghế quỳ được đặt trang trọng trên gian cung thánh những ngôi nhà thờ tráng lệ, đồng nghĩa với việc thấy vị mục tử của họ luôn hiệp hành với Chúa để hiệp nhất với đoàn chiên.​
 

Đất Thánh các linh mục - Tổng Giáo phận Sài Gòn

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên