Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 848
- Chủ đề Author
- #1
Vico là một ngôi làng nhỏ nằm trên đảo Corsica thơ mộng ngoài khơi Địa Trung Hải, với chưa đến một nghìn dân cư. Tuy vậy, nơi đây lại nổi tiếng là “vùng đất sinh ơn gọi linh mục,” từng đóng góp cho Giáo hội ba vị giám mục – trong đó có Hồng y Dominique Mamberti, một nhân vật kín đáo nhưng đầy ảnh hưởng tại Vatican.
Không giống như hai người tiền nhiệm Jean-François Arrighi và Jean-Pierre-Dominique Zévaco – những người sinh ra tại Vico – Mamberti chào đời tại Marrakech, Morocco, vào năm 1952. Cha ngài là công chức người Corse, còn mẹ đến từ vùng Territoire de Belfort, miền đông bắc nước Pháp. Gia đình sớm trở về Pháp, định cư tại thành phố Belfort, nơi cậu bé Dominique lớn lên trong bầu khí đạo đức: đi học giáo lý, giúp lễ, và tham gia ca đoàn giáo xứ Notre-Dame-des-Anges.
Đức Hồng y Dominique Mamberti giảng lễ trong Thánh lễ thứ chín của chuỗi Novendiales cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng Phanxicô vào Chúa nhật thứ ba Phục Sinh, ngày 4 tháng 5 năm 2025, tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican. | Ảnh: Daniel Ibañez/CNA
Gốc Corse, nhưng sứ vụ trải rộng toàn cầu
Dù lớn lên ở Pháp, mối liên kết giữa Mamberti và đảo Corsica chưa bao giờ bị đứt đoạn. Cha mẹ ngài nghỉ hưu tại thủ phủ Ajaccio, và khi được tấn phong giám mục, ngài được trao tước hiệu Tổng Giám mục hiệu tòa Sagona – một thị trấn ven biển gần Vico. Chính Mamberti nhìn nhận đó là cách Đức Gioan Phaolô II giúp ngài giữ mối liên hệ tinh thần với quê hương.
Sau khi học luật công và khoa học chính trị, ngài vào Đại chủng viện Pháp ở Rôma và được truyền chức linh mục cho giáo phận Ajaccio năm 1981. Sau đó, ngài học giáo luật và tiếp tục đào tạo tại Học viện Ngoại giao Tòa Thánh. Năm 1986, ngài gia nhập ngành ngoại giao Vatican, với những nhiệm sở đầu tiên tại Algérie, Chile, phái bộ thường trực Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở New York, và Liban.
Năm 1999, Mamberti bắt đầu làm việc tại Phân ban Đối ngoại thuộc Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Ba năm sau, Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan – quốc gia khi đó vẫn đang chìm trong nội chiến – và vài năm sau chuyển sang Eritrea.
Sau khi học luật công và khoa học chính trị, ngài vào Đại chủng viện Pháp ở Rôma và được truyền chức linh mục cho giáo phận Ajaccio năm 1981. Sau đó, ngài học giáo luật và tiếp tục đào tạo tại Học viện Ngoại giao Tòa Thánh. Năm 1986, ngài gia nhập ngành ngoại giao Vatican, với những nhiệm sở đầu tiên tại Algérie, Chile, phái bộ thường trực Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở New York, và Liban.
Năm 1999, Mamberti bắt đầu làm việc tại Phân ban Đối ngoại thuộc Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Ba năm sau, Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan – quốc gia khi đó vẫn đang chìm trong nội chiến – và vài năm sau chuyển sang Eritrea.
Ngoại trưởng Vatican và vai trò bảo vệ tự do tôn giáo
Năm 2006, Đức Bênêđictô XVI gọi ngài về Rôma làm Ngoại trưởng Vatican (Secretary for Relations with States), tương đương chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao. Trong nhiệm kỳ này, Mamberti góp phần tổ chức cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Sudan Omar al-Bashir và Đức Giáo hoàng, đồng thời lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ quyền tự do tôn giáo trong các vụ kiện nổi bật tại Tòa án Nhân quyền châu Âu năm 2013.
Tuy nhiên, giai đoạn này cũng không dễ dàng. Ngài phải làm việc bên cạnh Hồng y Tarcisio Bertone – Quốc vụ khanh Vatican lúc bấy giờ – người thường bị chỉ trích vì thiếu nền tảng ngoại giao, gây không ít căng thẳng trong nội bộ ngành đối ngoại Tòa Thánh.
Tuy nhiên, giai đoạn này cũng không dễ dàng. Ngài phải làm việc bên cạnh Hồng y Tarcisio Bertone – Quốc vụ khanh Vatican lúc bấy giờ – người thường bị chỉ trích vì thiếu nền tảng ngoại giao, gây không ít căng thẳng trong nội bộ ngành đối ngoại Tòa Thánh.
Từ “người ngoại giao thầm lặng” đến người đứng đầu ngành tư pháp Vatican
Sau khi được bầu giáo hoàng năm 2013, Đức Phanxicô vẫn giữ Mamberti trong vai trò Ngoại trưởng một thời gian ngắn. Nhưng năm 2014, ngài bất ngờ được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Tối cao Pháp viện Tông Tòa (Apostolic Signatura) – cơ quan tư pháp tối cao của Giáo hội. Đồng thời, ngài được vinh thăng Hồng y, trở thành vị Hồng y người Corse đầu tiên sau hơn một thế kỷ. Có đến 140 người dân từ đảo Corsica sang Rôma tham dự lễ phong Hồng y – một minh chứng cho sự gắn bó sâu sắc giữa Mamberti và quê hương.
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gặp Hồng y Dominique Mamberti vào ngày 13 tháng 1 năm 2018. Ảnh: Vatican News
Có thể là người tuyên bố “Habemus Papam” – hoặc là chính tân Giáo hoàng
Từ cuối năm 2024, sau khi Hồng y Renato Martino qua đời, Hồng y Mamberti đảm nhận vai trò Hồng y Đẳng phó tế trưởng (Cardinal Protodeacon) – vị Hồng y phục vụ lâu năm nhất trong phẩm trật Hồng y đoàn đẳng phó tế. Điều này có nghĩa là nếu không được bầu, chính ngài sẽ là người bước ra ban công Đền thờ Thánh Phêrô để công bố danh tính tân Giáo hoàng trong công thức quen thuộc: Habemus Papam.
Còn nếu được bầu? Corsica có thể sẽ có vị Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử.
Còn nếu được bầu? Corsica có thể sẽ có vị Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử.
Bài viết được biên tập theo nguồn: The Pillar Catholic – “Meet the Conclave: Cardinal Dominique Mamberti” (5/5/2025)