Lòng se điếu - Đạo đức kinh doanh - biết rồi khổ lắm nói mãi

Thành viên
Tham gia
5/5/25
Bài viết
3

Chuyện về cỗ lòng se điếu​

Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao vì một món ăn tưởng như nhỏ nhặt lòng se điếu, còn gọi là phèo hai da một đoạn lòng non hiếm gặp với thành dày, nếp gấp rõ, được nhiều người đánh giá là món ngon độc đáo. Nhưng điều khiến dư luận dậy sóng không phải vì nó ngon, mà vì nó bất ngờ xuất hiện phổ biến một cách nhan nhản, trong khi thực tế ở các lò mổ, đây là loại cực kỳ hiếm hoi.​


phailamgi_dao duc kinh doanh _CV1.jpg


Trả lời Báo Tuổi trẻ, một chủ cơ sở giết mổ heo ở Đồng Nai, thẳng thắn: “Mổ cả trăm con heo chưa chắc có được một bộ lòng se điếu.” Nhiều đầu bếp và cán bộ thú y cũng xác nhận: loại lòng này gần như không có trong heo nuôi công nghiệp, chỉ xuất hiện thỉnh thoảng ở heo nuôi nhỏ lẻ, theo lối tự nhiên, và tỷ lệ gặp vô cùng thấp.

Từ đây, hầu hết mọi người đều đi tới khẳng định, những cỗ lòng se điếu được quảng bá kia chắc chắn là sản phẩm của hóa chất độc hại, thậm chí nhiều đầu bếp khẳng định đó là những hóa chất có thể gây ung thư.​

Đạo đức kinh doanh​

Từ câu chuyện lòng se điếu, ta buộc phải đối diện lại với một điều lớn hơn: đạo đức trong kinh doanh. Khi một sản phẩm giả mạo được bán ra thị trường với giá của món hiếm, người bán không chỉ đang vi phạm pháp luật, mà còn phá hoại nền tảng lương tâm nghề nghiệp.

Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo nói rất rõ: “Những ai hành động theo đường lối dối trá đều phá huỷ vốn liếng đích thực của doanh nghiệp: đó là uy tín.” Uy tín không thể mua bằng quảng cáo hay những lời có cánh. Nó được xây bằng hành vi trung thực, sản phẩm thật và sự tôn trọng khách hàng. Một khi người kinh doanh đánh đổi niềm tin ấy chỉ vì lợi nhuận tức thì, thì chẳng khác gì đập vỡ chính chiếc cầu nối giữa mình với xã hội.

Từ lòng se điếu đến rượu giả, nước mắm pha, rau ngâm thuốc mọi trò gian trá đều có chung một mẫu số: bỏ qua đạo đức, đặt lợi nhuận lên trên con người.​

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi… nhưng vẫn phải nói​

Chuyện đạo đức kinh doanh không mới. Xã hội đã lên tiếng hàng trăm lần, truyền thông đã phanh phui vô số vụ việc, luật pháp cũng đã có chế tài. Nhưng vì sao vẫn phải tiếp tục nhắc lại? Vì lòng tham thì luôn mới, còn trí nhớ đạo đức thì quá ngắn.

Chúng ta vẫn tiếp tục ăn những món ăn không rõ nguồn gốc. Vẫn mua sản phẩm dựa trên quảng cáo thay vì sự thật. Và vẫn để mặc những kẻ buôn gian bán lận thao túng thị trường bằng mánh khóe.

Vì vậy, dù là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” vẫn cần nói tiếp, nhắc lại, và làm rõ hơn nữa: đạo đức không phải là lý thuyết luân lý sáo rỗng, mà là điều kiện sống còn của một xã hội đáng tin, một thị trường lành mạnh, và một đời sống có nhân phẩm.

Một món lòng, một miếng ăn, một vụ lùm xùm tưởng nhỏ. Nhưng khi đặt dưới ánh sáng của sự thật và đạo đức, nó cho thấy những vết nứt lớn trong lương tri nghề nghiệp hôm nay. Và vì thế, ta không thể im lặng.​

Phải làm gì?​

Docat 190: Những “tội lỗi” trong kinh doanh là gì?

Không may có nhiều mánh khoé lừa bịp, thủ đoạn gian trá, mưu mẹo lường gạt, và bao lời nói dối trong thế giới kinh doanh. Những ai hành động theo đường lối dối trá này đều phá huỷ vốn liếng đích thực của doanh nghiệp: đó là uy tín. Thiếu uy tín, doanh nghiệp không thể hoạt động. Khi một ai hứa hay ký một hợp đồng, bạn phải có thể tin cậy vào lời hứa hay bản hợp đồng đó. Người ta giành được uy tín qua mức độ đáng tin cậy, và đạt được nó qua hành động đúng đạo lý. Trong thế giới kinh doanh, người ta phải đặc biệt cảnh giác trước: lòng tham, nạn tham nhũng, và bất kỳ dạng bất công nào như trộm cắp, lừa đảo, bóc lột, cho vay nặng lãi,...​
 

Mật nghị hồng y và việc bầu giáo hoàng… | PhaiLamGi.com | Thế giới Công giáo nói riêng, đang theo dõi sự kiện bầu giáo hoàng. Các hồng y sẽ tiến hành bầu chọn giáo hoàng ở điện Sixtine như thế nào ?.... và nhiều thắc mắc khác xoay quanh sự kiện này được Vietcatholique News cập nhật mới nhất...

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên