Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
26

"Con thuyền nhỏ tư tưởng của rất nhiều Kitô hữu thường bị chao đảo bởi những làn sóng này - bị ném từ cực đoan này sang cực đoan khác: từ chủ nghĩa Mác đến chủ nghĩa tự do kinh tế và thứ chủ nghĩa tự do tư tưởng; từ chủ nghĩa tập thể hoá đến chủ nghĩa cá nhân cấp tiến; từ chủ nghĩa vô thần đến chủ nghĩa thần bí tôn giáo mơ hồ." - Joseph Ratzinger​


phailamgi_Khẳng Định Vị Thế Của Hội Thánh_cv1.jpg
Ảnh: teologiapolityczna.pl
Kinh thánh cho thấy một vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra qua công trình sáng tạo, đã xác định trật tự của các giá trị và gìn giữ cũng như điều khiển chúng, các tương quan xã hội, các quy luật tư tưởng… Kinh thánh còn cho biết con người với sự hiểu biết, trí thông minh và tài năng được ban, đã luôn tìm cách “thoát khỏi” Thiên Chúa để thiết lập một trật tự khác cho các giá trị và cố chứng tỏ bản lãnh điều khiển vũ trụ này.

Người ta cố xóa mờ hình ảnh Thiên Chúa và thường trưng ra những yếu kém, sự lóng ngóng và bất lực của Hội thánh trong việc khắc phục các vấn đề to lớn của xã hội. Thế, người ta muốn gì? Đức Giêsu đã từng đối đầu với những thách đố kiểu ấy: "Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây?” (Ga 6,30)

Người ta còn phê phán Hội thánh chỉ quan tâm đến các giá trị thiêng liêng mà bỏ mặc những vấn đề của con người cho con người giải quyết và cũng chẳng cố gắng đi tìm câu trả lời cho các vấn đề xã hội nghiêm trọng của thời đại. Thế nhưng khi Giáo hội đưa ra những quan điểm hoặc khẳng định về tính luân lý đối với một vấn đề nào đó, người ta lại bảo Hội thánh vượt quá giới hạn của mình, đi quá sâu vào những công việc trần thế. Ngay cả trong nội bộ Hội thánh, khi đưa ra một tư tưởng thần học mới cho con người thời nay, dù vẫn bảo toàn tính chính thống, hoặc canh tân một vấn đề gì đó trong phụng vụ, Hội thánh đã phải hứng lấy bao lời chỉ trích là trộn lẫn thánh thiêng với phàm tục hay tục hóa những điều thánh thiêng!

phailamgi_Khẳng Định Vị Thế Của Hội Thánh.jpg
Ảnh: popesprayerusa.net
Hội thánh luôn phải cảnh giác về việc đồng hoá mình với bất cứ tổ chức hay phong trào chính trị hiện tại nào, cũng như từ khước việc thống trị bằng những quyền lợi thế tục, có thể được xem như là một cuộc đấu tranh trong sự căng thẳng không ngừng vượt ra các ranh giới giữa thiêng và phàm, để đưa Kitô giáo trở về ơn gọi nguyên thuỷ của mình.

Hội Thánh chứa đựng kho tàng ân sủng của Thiên Chúa và được coi là "cột trụ và điểm tựa của chân lý" (1Tm 3,15), vì Hội Thánh "đã nhận được từ các tông đồ lệnh truyền long trọng của Chúa Kitô là phải giảng chân lý vì ơn cứu độ" (LG 17). Vì thế, chẳng những Hội Thánh giảng dạy giáo lý từ "mười giới răn" cùng với "Kinh Tin Kính" và "Kinh Lạy Cha" mà Hội Thánh còn có quyền loan báo những nguyên tắc luân lý liên quan đến đời sống con người và đưa ra những phán quyết. Quyền bính đó được Chúa Kitô trao cho các tông đồ, và các Ngài lại trao cho những người kế vị "Đức Giáo Hoàng Rôma, vì là đại diện Chúa Kitô và là chủ chăn của toàn thể Hội Thánh, nên đối với Hội Thánh, có một quyền bính trọn vẹn, tối cao và phổ quát... Giám mục đoàn kế nghiệp tông đồ đoàn trong việc giáo huấn và chăn dắt đoàn chiên, hơn nữa làm cho tông đồ được trường tồn. Giám mục đoàn hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Rôma là thủ lãnh... cũng có quyền bính tối cao và trọn vẹn... (LG 22).

phailamgi_Khẳng Định Vị Thế Của Hội Thánh_cv2.jpg
Ảnh: Canva
"Vì thế Thánh Công Đồng dạy rằng, các Giám mục theo như huấn lệnh của Chúa, kế nghiệp các tông đồ làm chủ chăn trong Hội Thánh, ai nghe lời các Ngài là nghe lời Chúa Kitô, ai ruồng rẫy các Ngài là ruồng rẫy Chúa Kitô và Đấng đã sai Người đến" (LG 20).

Thánh Phaolo cũng đã khẳng định như thế trong thư giử tín hữu Galat: “Như tôi đã nói, và nay tôi xin nói lại: nếu có ai loan báo cho anh em một Tin Mừng khác với Tin Mừng anh em đã lãnh nhận, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi!” (Gl 1,9)​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên