Những ngày qua, cả xã hội bất an vì hàng loạt các vụ việc làm hàng giả, từ giả thuốc chữa bệnh ở Thanh Hóa đến vụ việc cơ quan chức năng phát hiện gần 600 loại sữa giả. Trong đó có không ít loại giả thương hiệu nổi tiếng, với chi phí sản xuất rất nhỏ, từ 50-100k/sp, bán ra thị trường với giá bằng sản phẩm thật 500 đến 800k/sp. Lợi nhuận thu về rất khủng. Sữa được quảng cáo là chứa nhiều dưỡng chất, nhưng thực tế chỉ chứa phụ gia không rõ nguồn gốc. Đây là hành vi vô cùng thất đức, vi phạm nghiêm trọng đạo đức kinh doanh, đầu độc nhân dân. (1)
Phát hiện xưởng sản xuất sữa giả quy mô lớn ở Bình Dương. Ảnh: vov.vn
Tình trạng sữa cỏ trôi nổi trên thị trường đã nhức nhối từ rất lâu, lẽ nào cơ quan chức năng không biết? khi báo chí hỏi, đơn vị quản lý đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Phải chăng có sự tiếp tay, thông đồng giữa nhà quản lý thị trường và doanh nghiệp sản xuất sữa cỏ? (2)
Sữa cỏ nhắm tới đối tượng bệnh nhân, trẻ em, người nghèo ở vùng nông thôn thiếu hiểu biết, các nhãn này kết hợp với những KOL thất đức để dựng nên quảng cáo hoành tráng, thuyết phục mua hàng, không quan tâm tới tính chân thực và giá trị kiểm nghiệm thực tế của sản phẩm (3) để rồi khi bị dư luận phanh phui, họ chối bỏ trách nhiệm, xin lỗi đầy giả tạo
Qua đây, ta nhận thấy đạo đức xã hội ngày càng trượt dốc, doanh nghiệp không quan tâm đến đạo đức kinh doanh, thiếu suy tư và điểm quy chiếu. Những doanh nghiệp làm ăn thất đức sẽ đẩy lùi sự phát triển của xã hội, lừa lọc, giả trá hoành hành. Đó là một tương lai đầy thử thách.
Trước thực trạng đó, chúng ta ý thức rõ một chân lý xuyên suốt: “Đức Chúa là đấng phán xử công minh, những hành động ta làm hôm nay đều phải trả lẽ trước tòa phán xét, nỗi đau của con cái thấu tận đến trời, và Đức Chúa thấy cảnh lầm than của dân ta”. Đức công bình, tình yêu thương là điểm quy chiếu duy nhất trong hành trình cuộc đời của mỗi con người.
Trước thực trạng đó, chúng ta ý thức rõ một chân lý xuyên suốt: “Đức Chúa là đấng phán xử công minh, những hành động ta làm hôm nay đều phải trả lẽ trước tòa phán xét, nỗi đau của con cái thấu tận đến trời, và Đức Chúa thấy cảnh lầm than của dân ta”. Đức công bình, tình yêu thương là điểm quy chiếu duy nhất trong hành trình cuộc đời của mỗi con người.
Ảnh: Báo Thanh Niên
Mặc dù xã hội có những điều giả dối, vô đạo. Nhưng chúng ta cần trở thành “muối cho đời” “Các con là ánh sáng thế gian. Một thành xây dựng trên núi không thể che giấu được” (Mt 5,14). Chúa Giêsu Kitô kêu gọi mỗi tín hữu trở nên tấm gương sáng về nhân đức, sự liêm chính và thánh thiện. Mỗi người là một nhân chứng cụ thể trong cuộc sống và trong mối tương quan với người thân cận. Trước thử thách trong kinh doanh, chúng ta cần đặt Chúa Giêsu là ánh sáng hướng đạo để định hình những quyết định, hành vi. Nói không với giả dối, lừa đảo, không tiếp tay cho sự xấu. Và chính mình tích cực cộng tác phát triển đời sống và quảng bá những giá trị tốt đẹp, đem lại giá trị thật cho xã hội. Như thế, những công lao của ta trở nên đáng quý và không điều gì có thể sánh bằng. “Liệu rằng được cả thế gian mà thiệt mất linh hồn, thì nào có lợi gì?”
Học thuyết xã hội của GHCG là một cuốn cẩm nang giúp chúng ta thay đổi bằng Tin Mừng trước hết chính bản thân mình [tu thân], sau đó hoàn cảnh xung quanh gần gũi nhất của chúng ta [tề gia], và cuối cùng là toàn bộ thế giới [bình thiên hạ].
Câu 190 Docat viết về những tội lỗi dễ mắc phải trong kinh doanh rằng: Đáng tiếc là trong giới kinh doanh có nhiều chuyện gian dối, thủ đoạn gian trá, mánh khóe lừa đảo, gian lận. Những ai hành động theo kiểu này sẽ làm tiêu tan vốn liếng đích thực của công ty chính là: uy tín. Không có uy tín, doanh nghiệp ấy không thể hoạt động. Khi ai đó hứa hay ký hợp đồng, thì bạn cần phải có thể tin tưởng vào điều đó mới được. Người ta có được uy tín là nhờ vào độ đáng tin cậy và đáng tin cậy là nhờ vào tư cách đạo đức. Trong giới kinh doanh, người ta phải đặc biệt cảnh giác tránh: tham lam, tham nhũng và bất kỳ hình thức bất công nào, chẳng hạn như trộm cắp, lừa đảo, cho vay nặng lãi, bóc lột, v.v …
Từ đó, Docat đưa ra giải pháp để doanh nghiệp phát triển bền vững : Một doanh nghiệp được xem hữu ích khi nó liên tục tạo ra điều gì đó có ích cho người khác và cho xã hội. Nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp lý; khung pháp lý này có thể khuyến khích doanh nghiệp trích từ lợi nhuận của mình để góp phần làm từ thiện, nhưng điều ấy là chưa đủ, mà điều quan trọng là ngay trong hoạt động kinh tế, ở chính giữa bản thân doanh nghiệp, trong các quy trình vận hành và mục tiêu của doanh nghiệp ấy phải hành động công bằng, nhân đạo, có ý thức về xã hội và môi trường
Kết luận: GHCG lên án sự tham lam khiếm lời bất chấp đạo đức. Và gợi mở một con đường phát triển bền vững, lấy uy tín, danh dự, lương tâm làm thước đo quy chiếu cho mỗi hành động. Bản thân mỗi người cần ý thức từ bỏ những đam mê tiền của bất chính, mà hãy tạo ra giá trị thật và trao đổi theo đức công bằng. Như thế, đời sống kinh tế sẽ phát triển lành mạnh và doanh nghiệp phát triển bền vững, đem lại thịnh vượng cho xã hội.
Trên hết, chúng ta được Lời Chúa tác động, để sống lương thiện và công chính, tích cực góp phần vào cải tạo xã hội, trở thành muối men Tin Mừng, lan tỏa bình an tới người xung quanh.
Chỉnh sửa lần cuối: