Làm sao để "Cùng nhau loan báo Tin mừng" như HĐGMVN đề nghị: Suy nghĩ từ một bản khảo sát của Pew?

5.00 star(s) 2 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
306

Các Đức Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong Thư mục vụ năm 2025, cho biết: "với ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, sau khi đã cầu nguyện," các ngài đã quyết định chọn đường hướng Mục vụ cho Giáo hội Việt Nam trong năm Thánh 2025 là "Cùng nhau loan báo Tin mừng."


phailamgi_Làm sao để Cùng nhau loan báo Tin mừng như HĐGMVN đề nghị_cv1.jpg

Hội Đồng Giám mục Việt Nam kỳ I năm 2023, tại Vinh Ảnh: HĐGM Việt Nam

Cụ thể hóa mô hình Hiệp hành

Theo các Đức Giám mục, đây là một chọn lựa khẩn thiết, vừa giúp các tín hữu sống ơn gọi truyền giáo vốn thuộc bản chất của Giáo hội, vừa là cách thức để cụ thể hóa mô hình Hiệp hành: Hiệp thông – Tham gia – Sứ vụ", theo lộ trình 3 năm mà Hội đồng Giám mục Việt Nam đã xác định": Năm 2023, Giáo hội Việt Nam dành để "củng cố sự hiệp thông"; năm 2024, "Thúc đẩy sự tham gia vào đời sống Giáo hội" và năm 2025, Giáo hội "cùng nhau loan báo Tin mừng."

phailamgi_Làm sao để Cùng nhau loan báo Tin mừng như HĐGMVN đề nghị_cv2.jpg
Khai mạc Cúp Bóng đá Hiệp hành 2022. Ảnh Tổng Giáo phận Huế

Thách đố từ những con số

Đây không phải lần đầu, Giáo hội Việt Nam chọn lựa công cuộc truyền giáo làm định hướng mục vụ cho một lộ trình ba năm.

Các năm 2014, 2015, 2016, Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng đã chọn "Tân Phúc âm hóa" làm đường hướng Mục vụ suốt ba năm của Giáo Hội Việt Nam.

Tuy nhiên, phải ăn năn nhìn nhận rằng, sau hơn 10 năm phát động, công cuộc loan báo Tin mừng hay Tân Phúc Âm hóa, vẫn dẫm chân tại chỗ, với con số hơn kém 7% dân số.

Trong khi, theo kết quả khảo sát của Trung Tâm Pew của Mỹ năm 2023, bất chấp sự gia tăng tỷ lệ vô thần ở các nước Đông Á, tại Việt Nam, tỷ lệ người dân theo tôn giáo gia tăng đáng kể.

Cũng theo kết quả của bản khảo sát, tỷ lệ chuyển đổi tôn giáo (từ tôn giáo này sang tôn giáo khác) tại Việt Nam khá thấp. Những người gần đây theo tôn giáo phần lớn xuất pháp từ nhóm người trước đây không theo tôn giáo nào. Nhóm này hiện nay chiếm 48% dân số.

Bản khảo sát còn cho thấy, tại các quốc gia lân cận như Hàn Quốc, Hồng Kông, tỷ lệ những người mới theo đạo Công giáo luôn vượt gấp đôi số người theo Phật giáo, trong khi tại Việt Nam tỷ lệ ngược hẳn lại. Đa số người theo tôn giáo mới tại Việt Nam là theo Phật giáo và Tin Lành, còn Công giáo… đa số trở lại vì ngại sợ không thể lấy được vợ hoặc chồng?

phailamgi_Làm sao để Cùng nhau loan báo Tin mừng như HĐGMVN đề nghị_bản khảo sát của Pew.jpg

Cần một kế hoạch hơn là Thư chung

Điều cần ghi nhận, theo bản khảo sát, mặc dù các số liệu chưa thể đúng 100%, thì việc chọn lựa loan báo Tin mừng không chỉ khẩn thiết mà đầy hy vọng với con số 48% những người không theo tôn giáo nào tại Việt Nam, nhất là số những người mới gia nhập một tôn giáo không ngừng gia tăng thời gian qua.

Cũng theo bản khảo sát, các Giáo hội Hàn Quốc, Hồng Kông đang làm rất tốt sứ mạng quan trọng này khi tỷ lệ những người chuyển đổi từ các tôn giáo khác sang Công giáo rất cao. Theo quan sát, có được kết quả này, là nhờ Giáo hội Hàn Quốc hay Hồng Kông, đã đưa ra nhưng chiến lược rõ ràng, với các tiêu chí để đánh giá những thất bại và thành tựu đạt được, trong khi tại Việt Nam, Giáo hội Việt Nam thường chỉ có "thư chung" với những lời kêu gọi chung chung, thiếu kế hoạch mang tầm chiến lược có định lượng và định tính.

Không có một kế hoạch chung thì làm sao có thể Hiệp Hành, để cụ thể hóa mô hình Hiệp hành: Hiệp thông – Tham gia – Sứ vụ, vốn thuộc về bản chất của Hội thánh, là cùng Hiệp hành loan báo Tin mừng.

Tin mừng không phải là cái gì chung chung trên giấy, nhưng là một Con người – Đức Giêsu Kitô, Đấng đã nhập thể làm người và hôm nay qua Hội Thánh tiếp tục nhập thể trở thành Tin mừng, tin vui giải thoát cho những người nghèo khổ, trước là giải thoát họ khỏi quyền lực sự dữ, các cơ chế bất công, sau là giúp họ thấy được một cuộc giải phóng con người toàn diện.

Và chỉ khi đó, Giáo hội mới thực sự trở thành chứng nhân của niềm hy vọng như Thư Mục vụ Của Hội Đồng Giám mục khẳng định.​
 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên