Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 855
- Chủ đề Author
- #1
Hành vi tốt là một trong những yếu tố quan trọng kiến tạo nên một đời sống hạnh phúc, xã hội văn minh. Vậy, làm thế nào để nhận biết một hành vi là tốt hay xấu?
Hiện nay, không có một định nghĩa chung nào về hành vi như thế nào thì được gọi là tốt, vì chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nền tảng giá trị, văn hóa, tôn giáo, đạo đức, pháp luật, hoàn cảnh và mục đích cá nhân của mỗi người. Chính vì thế, việc phân định tốt xấu của một sự việc luôn khiến người ta phân vân, thậm chí xảy ra tranh cãi do quan điểm cá nhân khác nhau của mỗi người.
Đơn cử như gần đây, vụ việc hàng loạt hoa hậu, á hậu của các cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam dính bê bối bán dâm ngìn đô, khiến không ít dậy sóng trong dư luận. Theo đó, 3 người đẹp đã bị tổ trinh sát thuộc đội 6 (PC02) bắt quả tang trong lúc đang bán dâm tại một khách sạn 4 sao ở Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh với mức giá 18 – 30 ngàn đô.
Khi theo dõi một số bình luận của người đọc về vụ việc trên, xuất hiện nhiều luồng dư luận khác nhau, mà khi gộp lại sẽ được một bên đồng ý và một bên phản đối, cụ thể như sau:
Phía đồng ý cho rằng, hành vi bán dâm là sự tự do lựa chọn của những người này, họ đã phải đầu tư tiền bạc, sức khỏe để nâng cấp ngoại hình bản thân, để rồi dùng những thứ đó của họ để kiếm tiền nuôi sống bản thân thì chẳng có gì là sai. Quan trọng hơn hết là không làm tổn hại ai, không hãm hại ai.
Phía phản đối lại cho rằng, hành vi bán dâm gây hệ lụy không nhỏ cho xã hội, đánh mất bản chất, giá trị mà các ngành nghề lao động tạo nên. Bán dâm không phải là để phát triển con người, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực tới gia đình những người mua dâm.
Hay nếu bạn đã từng coi những phim kiếm hiệp, cổ trang do Trung Quốc hoặc Việt Nam sản xuất, có thể bạn đã từng nghe tới hành động “cướp của người giàu chia cho người nghèo” của một số anh hùng tráng sĩ, được đông đảo người hâm mộ và ra sức đồng tình, cho rằng đây là một hành vi nhân văn, nhân đạo. Nhưng cũng có không ít người cho rằng đây là hành vi trộm cướp trắng trợn, phản đối kịch liệt.
Những tình huống như trên hiện nay không khó để bắt gặp trong xã hội Việt Nam, đặc biệt trong thời đại phát triển của các phương tiện truyền thông, lượng thông tin mà một người có thể tiếp nhận từ các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn, báo chí là vô cùng lớn. Lúc đó, người ta luôn gặp phải tình trạng phân vân không biết phân định thế nào khi gặp phải những hành vi tương tự như các hành vi trên, phải trái, đúng sai, không biết đâu mà lần.
Lúc này, một trong những cách thức để nhận biết hành vi tốt chính là áp dụng nguyên tắc “mục đích không biện minh cho phương tiện”. Điều này có nghĩa là, một hành vi được cho là tốt khi và chỉ khi mục đích và cách thức thực hiện hành vi đều là đúng. Đúng ở đây được hiểu là đúng với các nguyên tắc luân lý, đúng với giá trị phẩm giá con người và đúng với quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của mỗi người.
Khi xét đến hai trường hợp trên theo nguyên tắc “mục đích không biện minh cho phương tiện”, rõ ràng cả hai là hành vi xấu. Mục đích của việc bán dâm là kiếm tiền nuôi sống bản thân, đây được coi là một mục đích đúng đắn, nhưng vấn đề nằm ở cách thức thực hiện. Việc bán dâm đang biến con người trở thành công cụ lao động, đi ngược lại với phẩm giá con người, đây là một cách thức để đạt mục đích chưa đúng. Một mục đích đúng đi kèm với một phương thực thực hiện lại chưa đúng thì hành vi này được xem là một hành vi xấu.
Tương tự, với trường hợp “cướp của người giàu, chia cho người nghèo”, chưa bàn tới bối cảnh xã hội mà chỉ bàn tới hành vi, thấy được, mục đích của hành vi này là đúng đắn, vì số tiền này được dùng để cứu giúp những người nghèo khó, những người ăn xin đang chịu cực khổ vì thiếu ăn, thiếu mặc. Tuy nhiên, phương thức thực hiện thì lại chưa đúng, vì đã trộm cắp tài sản cá nhân của người khác, vi phạm quyền tư hữu. Vì vậy, đây là một hành vi xấu. Hành vi này là đúng đắn khi và chỉ khi người thực hiện tự mình làm ra của cải, rồi dùng của cải đó để giúp đỡ người nghèo, lúc đó cả mục đích và phương thức thực hiện đều là đúng đắn, và đó là một hành vi tốt.
Với lượng thông tin dày đặc như hiện nay, bên cạnh áp dụng nguyên tắc “mục đích không biện minh cho phương tiện”, bạn cũng cần trang bị cho mình kỹ năng tham khảo nhiều nguồn thông tin, suy nghĩ thật kỹ lưỡng dựa trên các nền tảng đạo đức, luân lý, phẩm giá con người trước khi nhận định tính tốt xấu của một hành vi.
Đơn cử như gần đây, vụ việc hàng loạt hoa hậu, á hậu của các cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam dính bê bối bán dâm ngìn đô, khiến không ít dậy sóng trong dư luận. Theo đó, 3 người đẹp đã bị tổ trinh sát thuộc đội 6 (PC02) bắt quả tang trong lúc đang bán dâm tại một khách sạn 4 sao ở Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh với mức giá 18 – 30 ngàn đô.
Khi theo dõi một số bình luận của người đọc về vụ việc trên, xuất hiện nhiều luồng dư luận khác nhau, mà khi gộp lại sẽ được một bên đồng ý và một bên phản đối, cụ thể như sau:
Phía đồng ý cho rằng, hành vi bán dâm là sự tự do lựa chọn của những người này, họ đã phải đầu tư tiền bạc, sức khỏe để nâng cấp ngoại hình bản thân, để rồi dùng những thứ đó của họ để kiếm tiền nuôi sống bản thân thì chẳng có gì là sai. Quan trọng hơn hết là không làm tổn hại ai, không hãm hại ai.
Phía phản đối lại cho rằng, hành vi bán dâm gây hệ lụy không nhỏ cho xã hội, đánh mất bản chất, giá trị mà các ngành nghề lao động tạo nên. Bán dâm không phải là để phát triển con người, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực tới gia đình những người mua dâm.
Hay nếu bạn đã từng coi những phim kiếm hiệp, cổ trang do Trung Quốc hoặc Việt Nam sản xuất, có thể bạn đã từng nghe tới hành động “cướp của người giàu chia cho người nghèo” của một số anh hùng tráng sĩ, được đông đảo người hâm mộ và ra sức đồng tình, cho rằng đây là một hành vi nhân văn, nhân đạo. Nhưng cũng có không ít người cho rằng đây là hành vi trộm cướp trắng trợn, phản đối kịch liệt.
Những tình huống như trên hiện nay không khó để bắt gặp trong xã hội Việt Nam, đặc biệt trong thời đại phát triển của các phương tiện truyền thông, lượng thông tin mà một người có thể tiếp nhận từ các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn, báo chí là vô cùng lớn. Lúc đó, người ta luôn gặp phải tình trạng phân vân không biết phân định thế nào khi gặp phải những hành vi tương tự như các hành vi trên, phải trái, đúng sai, không biết đâu mà lần.
Lúc này, một trong những cách thức để nhận biết hành vi tốt chính là áp dụng nguyên tắc “mục đích không biện minh cho phương tiện”. Điều này có nghĩa là, một hành vi được cho là tốt khi và chỉ khi mục đích và cách thức thực hiện hành vi đều là đúng. Đúng ở đây được hiểu là đúng với các nguyên tắc luân lý, đúng với giá trị phẩm giá con người và đúng với quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của mỗi người.
Khi xét đến hai trường hợp trên theo nguyên tắc “mục đích không biện minh cho phương tiện”, rõ ràng cả hai là hành vi xấu. Mục đích của việc bán dâm là kiếm tiền nuôi sống bản thân, đây được coi là một mục đích đúng đắn, nhưng vấn đề nằm ở cách thức thực hiện. Việc bán dâm đang biến con người trở thành công cụ lao động, đi ngược lại với phẩm giá con người, đây là một cách thức để đạt mục đích chưa đúng. Một mục đích đúng đi kèm với một phương thực thực hiện lại chưa đúng thì hành vi này được xem là một hành vi xấu.
Tương tự, với trường hợp “cướp của người giàu, chia cho người nghèo”, chưa bàn tới bối cảnh xã hội mà chỉ bàn tới hành vi, thấy được, mục đích của hành vi này là đúng đắn, vì số tiền này được dùng để cứu giúp những người nghèo khó, những người ăn xin đang chịu cực khổ vì thiếu ăn, thiếu mặc. Tuy nhiên, phương thức thực hiện thì lại chưa đúng, vì đã trộm cắp tài sản cá nhân của người khác, vi phạm quyền tư hữu. Vì vậy, đây là một hành vi xấu. Hành vi này là đúng đắn khi và chỉ khi người thực hiện tự mình làm ra của cải, rồi dùng của cải đó để giúp đỡ người nghèo, lúc đó cả mục đích và phương thức thực hiện đều là đúng đắn, và đó là một hành vi tốt.
Với lượng thông tin dày đặc như hiện nay, bên cạnh áp dụng nguyên tắc “mục đích không biện minh cho phương tiện”, bạn cũng cần trang bị cho mình kỹ năng tham khảo nhiều nguồn thông tin, suy nghĩ thật kỹ lưỡng dựa trên các nền tảng đạo đức, luân lý, phẩm giá con người trước khi nhận định tính tốt xấu của một hành vi.