Lời khuyên của Thánh Giáo hoàng Phaolo VI khi có bất đồng về chính trị

phailamgi?
Tham gia
8/4/24
Bài viết
110

Không khinh thường, giễu cợt, phá xét hay giận dữ. Cách tiếp cận các bất đồng trong chính trị theo tinh thần Công giáo là tình yêu và sự tôn trọng. Đặc biệt trong bối cảnh các bất đồng chính trị ngày một sâu sắc như hiện nay, việc tìm hiểu các lời khuyên của Thánh Giáo hoàng Phaolo VI về cách tiếp cận khi có bất đồng chính trị theo tinh thần Công giáo là điều rất quan trọng.

Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã đề cập đến vấn đề này trong thông điệp năm 1965, Gaudium et Spes, đây là thời kỳ nhiều thẳng chính trị lớn. Ở Hoa Kỳ, các vấn đề như Cuộc chiến Chống đói nghèo và Đạo luật Quyền Bầu cử thống trị trên các trang tin tức. Tổng thống John F. Kennedy vừa bị ám sát, và trên trường quốc tế, Chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu và Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh điểm.

Có lẽ những sự kiện này đã truyền cảm hứng để ngài kêu gọi tôn trọng và yêu thương những người mà chúng ta bất đồng quan điểm chính trị. Những lời khuyên của ngài, sau gần 60 năm, vẫn còn nguyên giá trị.​

phailamgi_ Lời khuyên của Thánh Giáo hoàng Phaolo VI khi có bất đồng về chính trị_cv1.jpg


1. “Hãy yêu người thân cận như chính mình”

Lời dạy của Chúa Giêsu thật đơn giản, nhưng không dễ thực hiện! Thế nhưng, Thánh Phaolô VI kêu gọi một sự xem xét lại về tình yêu thương với người thân cận của chúng ta, nghĩa là với từng người mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống:

“Mỗi người phải coi mỗi người thân cận của mình mà không có ngoại lệ là một ‘cái tôi khác,’ trước hết phải xem xét cuộc sống của người đó và những điều cần thiết để họ sống một cách xứng đáng, đừng như người giàu không mảy may quan tâm đến người nghèo Lazarô.

Trong thời đại chúng ta, chúng ta có nghĩa vụ đặc biệt phải trở thành người thân cận với tất cả mọi người mà không phân biệt, và tích cực giúp đỡ họ khi họ đến với chúng ta, dù đó là một người già bị bỏ rơi, một lao động nước ngoài bị coi thường một cách bất công, một người tị nạn, một đứa trẻ sinh ra từ mối quan hệ không hợp pháp và đang phải chịu hậu quả cho tội lỗi mà nó không hề gây ra, hoặc một người đói khát làm chúng ta bận lòng khi nhớ đến lời Chúa: ‘Vì các ngươi đã làm cho một trong những người bé mọn nhất của Ta, là đã làm cho Ta’” (Mt 25,40).

phailamgi_ Lời khuyên của Thánh Giáo hoàng Phaolo VI khi có bất đồng về chính trị_cv2.jpg

2. Tôn trọng và yêu thương khi có bất đồng

Vậy khi chúng ta có suy nghĩ khác biệt về chính trị hay tôn giáo thì sao? Ngài càng mạnh mẽ hơn khi kêu gọi người Công giáo phải giữ vững sự tôn trọng và yêu thương:

“Phải dành sự tôn trọng và yêu thương cho cả những người có suy nghĩ hay hành động khác chúng ta trong các vấn đề xã hội, chính trị, và thậm chí là tôn giáo. Thực tế là, chúng ta càng hiểu rõ cách suy nghĩ của họ thông qua lòng lịch sự và yêu thương, thì chúng ta càng dễ dàng đối thoại với họ hơn.”

“Tôn trọng và yêu thương” không có nghĩa là thỏa hiệp với các nguyên tắc của chúng ta, mà là đối xử với mỗi con người bằng phẩm giá xứng đáng mà họ có, như một người con được Chúa yêu thương:

“Tình yêu và thiện chí này chắc chắn không bao giờ khiến chúng ta thờ ơ trước sự thật và điều tốt đẹp. Quả thật, chính tình yêu thúc đẩy các môn đệ của Chúa Kitô phải truyền đạt sự thật cứu rỗi đến mọi người. Nhưng cần phải phân biệt giữa sai lầm – vốn luôn cần bị bác bỏ – và người mắc sai lầm, người không bao giờ đánh mất phẩm giá là một con người ngay cả khi họ bị khuyết điểm bởi những hiểu biết tôn giáo sai lầm hoặc thiếu sót. Chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng xét đoán và thấu hiểu lòng người, vì thế Ngài ngăn cấm chúng ta phán xét về sự lỗi phạm nội tâm của bất kỳ ai.”

Không khinh thường. Không giễu cợt. Không phán xét hay thù ghét. Cách người Công giáo tham gia vào chính trường là với tình yêu và sự tôn trọng kiên định, cố gắng hiểu quan điểm của người khác dù chúng ta có bất đồng nhiều đến đâu với họ.

phailamgi_ Lời khuyên của Thánh Giáo hoàng Phaolo VI khi có bất đồng về chính trị_1.jpg

3. Một lời nhắc nhở về tình yêu thương

Trên lý thuyết, điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó không phải lúc nào cũng là phản ứng tự nhiên của chúng ta, phải không? Thế nhưng, lời mời gọi yêu thương và tôn trọng này là một phản ứng chân chính của người Công giáo đối với chính trị, như Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ (USCCB) đã nhắc nhở nước Mỹ qua sáng kiến mới của họ: “Hãy Ứng xử Văn minh”.

Sáng kiến “Hãy Ứng xử Văn minh” kêu gọi người Công giáo đi đầu trong “bác ái, minh bạch, và sáng tạo.” Mục tiêu là nhắc nhở các cử tri rằng chúng ta đều là người thân cận của nhau, và rằng chúng ta có trách nhiệm giữ cho các cuộc thảo luận về chính trị luôn thân thiện trong mùa bầu cử 2024 này.

Chúng ta có thể cam kết tham gia sáng kiến này, và mỗi người chúng ta đều có thể tìm cách riêng để “bỏ phiếu” cho sự tử tế và lịch thiệp trong năm bầu cử này.
Tổng hợp theo: Aleteia
 

Đất Thánh các linh mục - Tổng Giáo phận Sài Gòn

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên