Lý giải vì sao các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ lại không có ở miền Bắc

5.00 star(s) 4 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
306

Hiện nay, cả nước có hàng chục Trung tâm Hành hương kính Đức Mẹ nằm rải rác từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, như Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Lavang, Trung tâm Trà Kiệu, Đức Mẹ Măng Đen, Đức Mẹ Tà Pao….


phailamgi_Lý giải vì sao các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ lại không có ở miền Bắc_cv1.jpg


Nhiều người khi tìm hiểu về vị trí địa lý nơi các Trung tâm hành hương kính Đức Mẹ tọa lạc đã không khỏi ngạc nhiên và bật lên câu hỏi: "Tại sao miền Bắc không có Trung tâm Hành hương kính Đức mẹ?"

Dĩ nhiên, không phải giáo dân miền Bắc không yêu mến Đức Mẹ. Giáo dân Việt Nam ở đâu, dù hiện nay đang sống ở các quốc gia khác, thì họ luôn dành cho Đức Mẹ những tình cảm đặc biệt.

Có một điều chắc chắn, các Trung tâm Hành hương kính Đức Mẹ, ngoài Trung tâm Hành hương tại Núi Cúi đang xây dựng chưa hoàn thiện, hầu hết các Trung tâm Hành hương kính Đức Mẹ đều hình thành vào những giai đoạn lịch sử diễn ra các cuộc giao tranh huynh đệ, do ý thức hệ hoặc do bách hại đạo Công giáo.

phailamgi_Nhà thờ La Vang năm xưa.jpg
Nhà thờ La vang năm xưa. Ảnh tư liệu
Trong thực tế, Trung tâm Hành hương La Vang gắn liền với cuộc bách hại đạo dưới thời vua Cảnh Thịnh, thời Tây Sơn năm 1798 hay Trung tâm Hành hương Trà Kiệu, hình thành khi quân Văn Thân tấn công những người có đạo tại Trà Kiệu năm 1885. Tại các nơi này, các tín hữu trong cơn bách hại đã nhận được sự che chở nhiệm mầu của Đức Mẹ. Từ đó, với lòng biết ơn và sùng kính, các Trung tâm dần hình thành theo thời gian.

Các Trung tâm hành hương khác tại miền Nam, như Đức Mẹ Măng Đen (dựng năm 1971), Đức Mẹ Tà Pao (1959), Đức Mẹ Nghinh Phong (1961), Đức mẹ Thác Mơ và Giang Sơn (1960)… đều được xây dựng trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam lần thứ hai từ năm 1954-1975, diễn ra cao trào.

Việc hình thành các Trung tâm này, một phần do sáng kiến xuất phát từ lòng tin của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm sau đại hội Thánh Mẫu kỷ niệm 300 thành lập 2 giáo phận đầu tiên tại Việt Nam (1659-1959) và kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, nhưng trên hết là từ lòng sùng kính mến yêu và từ niềm cậy trông của người Công giáo miền Nam đang khẩn cầu Đức Mẹ, xin Mẹ "đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn".

phailamgi_Lý giải vì sao các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ lại không có ở miền Bắc_cv2.jpg
Ảnh: Truyền thông Thái Hà

Trong khi đó, tại miền Bắc, vào thời kỳ Tây Sơn bách hại đạo, nhất là vào thời Văn Thân, việc bắt bớ đạo lẻ tẻ, không diễn ra quyết liệt. Thời Nhà Nguyễn bách hại đạo, chắc chắn việc dựng tượng, xây Trung tâm là không thể. Sau năm 1954, phân nửa số giáo dân di cư vào Nam, miền Bắc một mình tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, tôn giáo bị coi là "thuốc phiện của nhân dân", người giáo dân buộc phải sống co cụm trong làng, có muốn xây tượng, dựng Trung tâm hành hương kính Đức Mẹ, thì càng không thể. Do đó, miền Bắc cho đến nay không có Trung tâm Hành hương kính Đức Mẹ nào, ngoại trừ một số Đền thánh như Phú Nhai, kính Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đền Đức Bà Hằng Cứu Giúp, Thái Hà, Hà Nội…

Đây là một lý giải, có thể có những lý giải khác. Tuy nhiên, điều quan trọng, đối với người Công giáo Việt Nam, trong kinh nghiệm đau khổ, họ luôn cảm nghiệm được tình mẫu tử của Mẹ. Vì thế, trong bất cứ gia đình nào, cũng đều có ít nhất là một bức tượng hoặc hình ảnh về Đức Mẹ.



 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên