Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 592
- Chủ đề Author
- #1
Đức Giáo Tông Phanxicô là vị giáo tông luôn quan tâm tới những người sống ở “vùng ngoại biên”, đặc biệt là các tù nhân. Chính vì vậy những năm trước đây, nhiều lần ngài đã đi thăm viếng các tù nhân và cửa hành lễ Rửa Chân vào thứ năm Tuần Thánh cho các tù nhân.
Năm nay, vào ngày 26/12 vừa qua, ngài đã cử hành nghi thức mở Cửa Thánh tại nhà tù Rebibbia, ngoại ô Roma, để các tù nhân ở đây được hưởng ân xá.
Từ xưa đến nay trong lịch sử, đây là lần đầu tiên trong Năm Thánh, Cửa Thánh được mở ở một nhà tù và lại do đích thân Đức Giáo Tông chủ sự.
Từ xưa đến nay trong lịch sử, đây là lần đầu tiên trong Năm Thánh, Cửa Thánh được mở ở một nhà tù và lại do đích thân Đức Giáo Tông chủ sự.
Truyền thông Ý và Vatican đưa tin cho thấy có đông đảo tù nhân nam nữ già trẻ ăn mặc lịch sự đã tham dự nghi thức này. Có các tù nhân đầu trọc, cổ lộ đầy hình săm và cằm đầy râu dài. Có cả các trẻ sơ sinh còn đang bế ngửa được quấn khăn và che đầu.
Cùng tham dự nghi lễ còn có Đức cha Benoni Ambarus, Giám mục Phụ tá Roma, Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục của Toà Thánh, ông Carlo Nordio, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ý và nhiều quan chức đạo đời khác.
Trong buổi lễ, Đức Giáo Tông Phanxicô nói: “Tôi đã mở Cửa Thánh thứ nhất vào Đêm Giáng Sinh tại Đền thờ Thánh Phêrô, nhưng tôi muốn Cửa Thánh thứ hai được mở tại nhà tù".
"Tôi muốn mỗi người chúng ta, trong tù cũng như ngoài tù đều có cơ hội mở cánh cửa trái tim và hiểu rằng niềm hy vọng không làm thất vọng.”
Đức Giáo Tông cũng mời gọi các tù nhân và mọi người hiện diện hãy bám chặt vào Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta.
Một cách cụ thể, hãy mở rộng những cánh cửa trái tim vì những trái tim khép kín không mang lại sự sống, nhưng những trái tim rộng mở sẽ tạo nên tình anh em.
Hãy sống hy vọng, vì hy vọng giống như một chiếc neo không bao giờ làm chúng ta thất vọng. “Trong những lúc tồi tệ, ta nghĩ rằng mọi chuyện thế là hết..., tuy nhiên, đừng mất hy vọng, vì hy vọng sẽ đưa chúng ta tiến về phía trước.”
Rất cảm động là hình ảnh hai quản giáo và hai tù nhân nam nữ đã dâng lễ vật cho Đức Giáo tông. Các quản giáo ngài bức tranh sơn dầu vẽ Chúa Kitô Cứu Thế do một cựu cảnh sát canh tù vẽ.
"Tôi muốn mỗi người chúng ta, trong tù cũng như ngoài tù đều có cơ hội mở cánh cửa trái tim và hiểu rằng niềm hy vọng không làm thất vọng.”
Đức Giáo Tông cũng mời gọi các tù nhân và mọi người hiện diện hãy bám chặt vào Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta.
Một cách cụ thể, hãy mở rộng những cánh cửa trái tim vì những trái tim khép kín không mang lại sự sống, nhưng những trái tim rộng mở sẽ tạo nên tình anh em.
Hãy sống hy vọng, vì hy vọng giống như một chiếc neo không bao giờ làm chúng ta thất vọng. “Trong những lúc tồi tệ, ta nghĩ rằng mọi chuyện thế là hết..., tuy nhiên, đừng mất hy vọng, vì hy vọng sẽ đưa chúng ta tiến về phía trước.”
Rất cảm động là hình ảnh hai quản giáo và hai tù nhân nam nữ đã dâng lễ vật cho Đức Giáo tông. Các quản giáo ngài bức tranh sơn dầu vẽ Chúa Kitô Cứu Thế do một cựu cảnh sát canh tù vẽ.
Các tù nhân cũng tặng ngài các sản phẩm do họ làm ra trong tù: một giỏ bánh biscuit, đồ gốm và tạp dề, một tác phẩm điêu khẵc được làm bằng gỗ thuyền chở người tỵ nạn.
Đức Giáo Tông cảm ơn các tù nhân và các quản giáo, ngài cũng chúc bình an cho các tù nhân, và chúc mọi người một năm mới hạnh phúc. Ngài cũng nói ngài cầu nguyện hàng ngày cho các tù nhân và xin các tù nhân cầu nguyện cho ngài. Ngài cũng gửi lời chào các tù nhân ở trong phòng giam và những người khác đã không thể tham dự nghi thức mở Cửa Thánh.
Khi Đức Giáo Tông đang đi, một tù nhân đi xe lăn đã dừng lại gần ngài, trao ngài chiếc khăn len và tự tay quàng vào cổ ngài.
SUY NGHĨ THÊM
Mọi người đều là con cái của Chúa. Dù tội lỗi mấy chăng nữa thì tư cách là hình ảnh của Chúa nơi mỗi người vẫn không mất đi.
Ghét tội và ghét cơ chế tội lỗi chứ không ghét người có tội và không ghét người sống trong cơ chế. Vì thế ta phải tôi trọng và yêu thương các tù nhân, mà cụ thể là tôn trọng quyền và phẩm giá Chúa đã ban cho họ.
Tôi thương các tù nhân ở Việt Nam. Họ bị chính quyền và phần lớn người dân ghét bỏ hoặc xa tránh. Mà đau đớn thay, họ lại hay tránh xa những tù nhân chính trị, vốn là những người có chính nghĩa và có đạo đức nhất ở Việt Nam.
Tôi mong có ngày các tù nhân hình sự cũng như chính trị ở Việt Nam được đối xử bình đẳng và tôn trọng phẩm giá, nếu không được như Tây Phương thì ít nhất cũng được đối xử như các tù nhân hình sự và tù nhân cộng sản trong các nhà tù ở Việt Nam thời Pháp thuộc và các nhà tù thời Việt Nam Cộng Hoà.
Về mặt tôn giáo, tôi mong các tù nhân ở Việt Nam sớm được gặp các vị tuyên uý là các linh mục, các mục sư và các nhà sư để đáp ưng nhu cầu tâm linh của mình, như các tù nhân thời Pháp thuộc và thời VNCH đã từng được sự giúp đỡ của các vị tuyên uý này.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, C.Ss.R.
(Tin tức và hình ảnh lấy từ truyền thông Ý và Vatican, đặc biệt từ: Vatican.news, Corriere.it và ilfoglio.it)
Đức Giáo Tông cảm ơn các tù nhân và các quản giáo, ngài cũng chúc bình an cho các tù nhân, và chúc mọi người một năm mới hạnh phúc. Ngài cũng nói ngài cầu nguyện hàng ngày cho các tù nhân và xin các tù nhân cầu nguyện cho ngài. Ngài cũng gửi lời chào các tù nhân ở trong phòng giam và những người khác đã không thể tham dự nghi thức mở Cửa Thánh.
Khi Đức Giáo Tông đang đi, một tù nhân đi xe lăn đã dừng lại gần ngài, trao ngài chiếc khăn len và tự tay quàng vào cổ ngài.
SUY NGHĨ THÊM
Mọi người đều là con cái của Chúa. Dù tội lỗi mấy chăng nữa thì tư cách là hình ảnh của Chúa nơi mỗi người vẫn không mất đi.
Ghét tội và ghét cơ chế tội lỗi chứ không ghét người có tội và không ghét người sống trong cơ chế. Vì thế ta phải tôi trọng và yêu thương các tù nhân, mà cụ thể là tôn trọng quyền và phẩm giá Chúa đã ban cho họ.
Tôi thương các tù nhân ở Việt Nam. Họ bị chính quyền và phần lớn người dân ghét bỏ hoặc xa tránh. Mà đau đớn thay, họ lại hay tránh xa những tù nhân chính trị, vốn là những người có chính nghĩa và có đạo đức nhất ở Việt Nam.
Tôi mong có ngày các tù nhân hình sự cũng như chính trị ở Việt Nam được đối xử bình đẳng và tôn trọng phẩm giá, nếu không được như Tây Phương thì ít nhất cũng được đối xử như các tù nhân hình sự và tù nhân cộng sản trong các nhà tù ở Việt Nam thời Pháp thuộc và các nhà tù thời Việt Nam Cộng Hoà.
Về mặt tôn giáo, tôi mong các tù nhân ở Việt Nam sớm được gặp các vị tuyên uý là các linh mục, các mục sư và các nhà sư để đáp ưng nhu cầu tâm linh của mình, như các tù nhân thời Pháp thuộc và thời VNCH đã từng được sự giúp đỡ của các vị tuyên uý này.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, C.Ss.R.
(Tin tức và hình ảnh lấy từ truyền thông Ý và Vatican, đặc biệt từ: Vatican.news, Corriere.it và ilfoglio.it)