- Chủ đề Author
- #1
Năm 2024 sắp qua đi! Thêm một năm quá bận rộn với vị giáo hoàng vừa mừng sinh nhật lần thứ 88 vào ngày 17/12 vừa qua. Ngoài các chuyến Tông du tại nhiều quốc gia trên thế giới, các buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô vào mỗi ngày thứ Tư hàng tuần, tham dự các Hội nghị, các khóa họp Thượng hội đồng… Đức Giáo hoàng còn dành thời gian để tiếp kiến các đoàn khách quốc tế, các nguyên thủ quốc gia…
Dưới đây là một số cuộc tiếp đón quan trọng trong năm 2024 mà Đức Thánh Cha đã dành cho các nhà lãnh đạo chính trị, văn hóa và tài chính khắp thế giới:
1. Đức Thánh cha tiếp Phái đoàn Đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sáng 18 tháng Giêng 2024, Đức Thánh cha Phanxicô đã tiếp kiến một Phái đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây có lẽ là lần đầu tiên một vị Giáo hoàng tiếp đón một phái đoàn đảng Cộng sản. Mặc dù không có bất cứ thông cáo chính thức nào từ Văn phòng Báo chí của Tòa thánh, nhưng trong các cuộc gặp bên lề, Đức Tổng giám mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh cho biết đó là một “cuộc gặp gỡ tích cực”, một dấu chỉ sự củng cố mối quan hệ với Tòa Thánh và cũng có thể trong tương lai có cuộc viếng thăm của Đức Thánh cha tại Việt Nam.
2. Đức Thánh cha tiếp Tổng thống Argentina
Ngày 12/2/2024, Đức Thánh Cha đã tiếp ông Milei cùng với người em của ông là bà Karina Milei, Tổng thư ký Tổng thống. Cuộc trò chuyện thân tình diễn ra trong khoảng một giờ. Đức Thánh Cha đã tặng Tổng thống các văn kiện của ngài và Sứ điệp Hoà bình Thế giới 2024. Về phần Tổng thống Argentina, ông Milei đã tặng Đức Thánh Cha một món quà mang ý nghĩa về sự cộng tác giữa nhà nước và Giáo hội.
Trước đó, trong thời gian tranh cử Tổng thống, ông đã đưa ra những nhận xét chỉ trích gay gắt — và thậm chí là xúc phạm Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, sau đó, ông đã bày tỏ sự hối tiếc về một số bình luận nhất định và bắt đầu xích lại gần hơn với Tòa thánh.
3. Đức thánh cha gặp Meloni, Biden, Macron và Modi tại G7
Nhận lời mời của Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, Đức thánh cha Phanxicô đã tham dự Hội nghị G7 được tổ chức tại Puglia, ngày 14/6/2024.
Tại Hội nghị, ngài đã có bài phát biểu trước các nguyên thủ quốc gia của Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nhật Bản, Đức và Ý, cũng như Ấn Độ và Argentina, về những thách thức của trí tuệ nhân tạo; đồng thời, ngài đã có cuộc gặp gỡ riêng với các nguyên thủ quốc gia tham dự như Thủ tướng Ý Meloni, Tổng thống Mỹ Biden, Tổng thống Pháp Marcon, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Ấn Độ Modi…
4. Lần thứ 3 tiếp Tổng thống Ukraine
Sáng thứ Sáu ngày 11/10/2024, Đức Thánh Cha đã tiếp ông Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ucraina. Đây là lần thứ 3 Đức Giáo hoàng gặp người đứng đầu Ukraine kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Cuộc gặp gỡ kéo dài 35 phút tại dinh Tông tòa. Tại cuộc gặp, Đức Thánh Cha đã nói với ông Zelensky về đau khổ của các trẻ em Ucraina, nhấn mạnh rằng nhiều em đã mất khả năng mỉm cười. Còn Tổng thống xin Đức Thánh Cha giúp can thiệp để các tù nhân Ucraina đang ở Nga được tự do, đặc biệt các nhà báo.
Cuộc gặp gỡ kéo dài 35 phút tại dinh Tông tòa. Tại cuộc gặp, Đức Thánh Cha đã nói với ông Zelensky về đau khổ của các trẻ em Ucraina, nhấn mạnh rằng nhiều em đã mất khả năng mỉm cười. Còn Tổng thống xin Đức Thánh Cha giúp can thiệp để các tù nhân Ucraina đang ở Nga được tự do, đặc biệt các nhà báo.
5. Đức Giáo Hoàng tiếp các cựu con tin Hamas và ông Abbas
Liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Gaza, ngày 14/11/2024, tại Vatican, Đức Thánh cha đã tiếp một nhóm gồm 16 cựu con tin và người thân của các con tin bị bắt cóc trong cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 năm 2023. Sáng kiến này được các nhà ngoại giao Israel hoan nghênh, những người đôi khi chỉ trích gay gắt Vatican.
Sau đó, vào ngày 12/12/2024, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã tiếp Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas tại Vatican vào thứ năm để thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza và triển vọng hòa bình ở Đất Thánh.
Tại cuộc hội đàm kéo dài khoảng 30 phút, Đức Thánh cha đã nhắc lại lập trường truyền thống của Tòa thánh: lên án mọi hình thức khủng bố, giải pháp hai nhà nước và quy chế đặc biệt cho thành phố Giêrusalem, nơi phải là "nơi gặp gỡ và hữu nghị giữa ba tôn giáo độc thần lớn".
Ngoài ra, trong năm 2024, Đức giáo hoàng còn dành nhiều thời gian để tiếp các nhân vật có tầm ảnh hưởng về kinh tế, xã hội, hay các nạn nhân lạm dụng, như: gặp ông Jeff Bezos, nhà sáng lập tập đoàn Amazon vào ngày 15/8/2024; gặp 17 nạn nhân bị lạm dụng tại Brussels vào ngày 27/9/2024; chào đón các diễn viên hài vào ngày 14/6/2024 và nhà soạn nhạc Hans Zimmer, vào ngày 7 tháng 12; hay gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào ngày 27/11/2024…
Những hoạt động ngoại giao này vừa cho thấy vai trò và vị thế quan trọng của người đứng đầu Giáo hội Công giáo; vừa cho thấy, tiếng nói của Giáo hội Công giáo vẫn là một tiếng nói có trọng lượng trên trường quốc tế.
- Ảnh trong bài: Vatican Media
Cùng chủ đề