Mục vụ cho "người xa quê", một khoảng trống!

5.00 star(s) 1 Vote
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
668

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, dòng người dìu dắt nhau về quê từ các thành phố lớn lại rộn ràng. Trong đại cảnh di dân kiếm sống ấy, có rất nhiều người Công giáo, đặc biệt có nhiều người trẻ. Một hình thức mục vụ riêng cho nhóm "xa quê" này là câu chuyện Giáo hội sẽ phải quan tâm nhiều hơn.​


di dân_phailamgi.jpg

Ảnh: nld.com.vn

Dòng người về quê dịp tết là một hiện tượng xã hội phổ biến ở Việt Nam, khi nhiều người, đặc biệt là người trẻ, quyết định tìm đến các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…để sinh sống và làm việc.

“Di dân, nhìn tổng quát, là một hiện tượng có tính cấu trúc chứ không phải trào lưu nhất thời. Nó có thể diễn ra trong một nước hay giữa các nước khác nhau…Nhiều người họ đang còn rất trẻ, để tìm kiếm cơ hội cho bản thân và gia đình, mơ về một tương lai tốt đẹp hơn và họ muốn tạo điều kiện để đạt được tương lai ấy” - Christus vivit 91.

Trước hiện trạng ngày càng có nhiều người chọn đi khỏi quê hương để lên các thành phố lớn làm việc, Giáo hội luôn dành một mối quan tâm đặc biệt.


Người di dân trẻ kinh nghiệm sự tách biệt khỏi quê quán mình, và cũng thường kinh nghiệm một tình trạng trốc rễ tôn giáo và văn hóa.” – Ibid.,27.

Điều này có nghĩa là, những người di cư trẻ tuổi luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức tại nơi sống mới, có nguy cơ đánh mất đi niềm tin tôn giáo và các giá trị cơ bản do những sự thay đổi nếp sinh hoạt.

Sự phân mảnh rõ rệt nhất nằm ở trong gia đình, khi cha mẹ trẻ để con lại nơi quê quán, hay con cái phải rời xa cha mẹ đi nơi khác sinh sống. Lúc này, Giáo hội đóng vai trò như một điểm tựa quan trọng cho cho các thành viên có gia đình bị phân tán này.

bà trông cháu_phailamgi.jpg

Bà trông cháu, thực trạng phổ biến hiện nay ở các vùng quê. Ảnh: dantri.com.vn

Câu chuyện di dân tuy gây nên những sự phân mảnh từ gia đình cho đến các cộng đoàn, nhưng điều này cũng đã tạo nên những cuộc gặp gỡ giữa các cá nhân và các nên văn hóa.

Những nơi đón tiếp những di dân luôn thấy được sự phong phú và sự phát triển nhân văn toàn diện của con người. Do các mối tương quan giữa người với người, giữa các tính cách, đặc trưng văn hóa vùng miền khác nhau. Nhờ mối dây liên đới đó, con người có thể dễ dàng đạt tới sự phát triển một cách “con người” hơn.

Lúc này, Giáo hội đóng vai trò như một ngôn sứ sau khi nhận lấy tất cả những sự đa dạng trong liên hệ đến vấn đề di dân. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi:

Một cách đặc biệt, cha khẩn khoản kêu gọi các bạn trẻ, các con đừng để mình bị lôi kéo bởi những kẻ gài các con vào thế chống lại các bạn trẻ khác là những người mới đến xứ sở mình, cũng như những kẻ thúc đẩy các con nhìn các bạn nhập cư như mối đe dọa và như những người không có cùng phẩm giá bất khả nhượng của mọi con người” – Christus vivit 94.


Thông điệp Pacem in Terris 25: Con người có quyền di cư không?
Tất cả mọi người có quyền có được các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. "Khi có đầy đủ các lý do chính đáng cho quyền này, họ được phép di cư ra nước ngoài và định cư ở đó. Nhưng nguyên việc mình là công dân của một nước cụ thể cũng không tước bỏ khỏi người đó quyền là thành viên của gia đình nhân loại hay ngăn cản họ là công dân của khối cộng động quốc tế, nơi mà toàn thể nhân loại trên khắp thế giới đoàn tụ với nhau trong tình bằng hữu chung,
 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên