- Chủ đề Author
- #1
Năm thánh Thường niên 2025 đã chính thức khai mạc ngày 24/12/2024. Sau khi mở Cửa thánh thứ 1 vào đêm Giáng sinh, ngày 26/12/2024, Đức Thánh cha đã mở Cửa thánh thứ 2. Lần này là tại nhà tù Rebibbia, ngoại ô Roma.
Ảnh: Alamy
Phạm nhân vẫn là con người
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một Cửa thánh được mở tại một nhà tù và do đích thân Đức thánh cha chủ sự.
Đây không phải là lần đầu ngài quan tâm tới các tù nhân. Trước đây, nhiều lần ngài vào nhà tù thăm viếng các tù nhân và cử hành lễ Rửa Chân cho họ vào ngày thứ Năm Tuần Thánh.
Theo Đức thánh cha, dù là phạm nhân, bị cách li khỏi xã hội, nhưng các phạm nhân vẫn là những con người có phẩm giá và phải được tôn trọng.
Vì thế, nhà nước khi thi hành án "không được rút lại tình liên đới với những công dân bị tống giam. Án phạt không được hạ thấp phẩm giá và hạ nhục tù nhân." (Docat #228); trái lại, phải giúp thay đổi phạm nhân để họ trở nên tốt hơn.
Đây không phải là lần đầu ngài quan tâm tới các tù nhân. Trước đây, nhiều lần ngài vào nhà tù thăm viếng các tù nhân và cử hành lễ Rửa Chân cho họ vào ngày thứ Năm Tuần Thánh.
Theo Đức thánh cha, dù là phạm nhân, bị cách li khỏi xã hội, nhưng các phạm nhân vẫn là những con người có phẩm giá và phải được tôn trọng.
Vì thế, nhà nước khi thi hành án "không được rút lại tình liên đới với những công dân bị tống giam. Án phạt không được hạ thấp phẩm giá và hạ nhục tù nhân." (Docat #228); trái lại, phải giúp thay đổi phạm nhân để họ trở nên tốt hơn.
Ảnh: catholicworldreport.com
Tình trạng tôn giáo của các tù nhân tại Việt Nam
Trong thực tế, tình trạng các tù nhân bị đối xử vô nhân đạo tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, cách riêng tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, tù nhân là hạng người thật đáng thương, họ không chỉ bị người đời ghét bỏ và xa lánh, chịu cảnh đói rét, thiếu thốn mà còn bị tước đoạt “hết mọi quyền công dân,” trong đó có quyền cơ bản nhất là quyền tự do tôn giáo.
Thay vì để các tổ chức xã hội, cách riêng các tổ chức tôn giáo, cùng cộng tác để giúp phạm nhân “trở nên tốt hơn,” nhà nước lại tìm cách ngăn cản không cho các phạm nhân được hưởng những quyền tự do tôn giáo căn bản nhất.
Trong thực tế, cho tới nay, các nhà tù tại Việt Nam đều không cho phép các linh mục, mục sư, nhà sư… làm tuyên úy tại các nhà tù.
Các phạm nhân Công giáo, nếu muốn xưng tội, rước lễ, thậm chí muốn lãnh bí tích xức dầu vào giờ sau hết dường như là không thể.
Ngay cả những tù nhân chính trị, nếu muốn đọc Kinh thánh, họ phải làm cam kết và chỉ được đọc một tuần một lần; dĩ nhiên, họ cũng không bao giờ được gặp các linh mục để xưng tội, rước lễ và đồng hành thiêng liêng.
Tại Việt Nam, tù nhân là hạng người thật đáng thương, họ không chỉ bị người đời ghét bỏ và xa lánh, chịu cảnh đói rét, thiếu thốn mà còn bị tước đoạt “hết mọi quyền công dân,” trong đó có quyền cơ bản nhất là quyền tự do tôn giáo.
Thay vì để các tổ chức xã hội, cách riêng các tổ chức tôn giáo, cùng cộng tác để giúp phạm nhân “trở nên tốt hơn,” nhà nước lại tìm cách ngăn cản không cho các phạm nhân được hưởng những quyền tự do tôn giáo căn bản nhất.
Trong thực tế, cho tới nay, các nhà tù tại Việt Nam đều không cho phép các linh mục, mục sư, nhà sư… làm tuyên úy tại các nhà tù.
Các phạm nhân Công giáo, nếu muốn xưng tội, rước lễ, thậm chí muốn lãnh bí tích xức dầu vào giờ sau hết dường như là không thể.
Ngay cả những tù nhân chính trị, nếu muốn đọc Kinh thánh, họ phải làm cam kết và chỉ được đọc một tuần một lần; dĩ nhiên, họ cũng không bao giờ được gặp các linh mục để xưng tội, rước lễ và đồng hành thiêng liêng.
Ảnh: nhathothaiha.net
Lời mời gọi đặc biệt dành cho các mục tử
Trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025 với tựa đề “Spes non confundit - Hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5), trước tình trạng các tù nhân “bị tước đoạt tự do, hằng ngày, ngoài nỗi khắc nghiệt của việc bị cô lập và thiếu thốn tình cảm, họ còn bị áp đặt những hạn chế và nhiều khi không được tôn trọng”, Đức thánh cha đã:
- Đề nghị các chính phủ thực hiện những sáng kiến nhằm khôi phục niềm hy vọng cho các tù nhân; ân xá hoặc giảm án nhằm giúp người thụ án lấy lại niềm tin vào bản thân và xã hội.
- Đặc biệt, ngài kêu gọi các tín hữu khắp nơi trên thế giới, cách riêng các mục tử, phải là những người biểu đạt những yêu cầu này, cùng lên tiếng để can đảm đòi những điều kiện xứng đáng cho những người đang bị cầm tù, sự tôn trọng nhân quyền và trên hết là việc bãi bỏ án tử hình, một biện pháp trái ngược với đức tin Kitô giáo và triệt tiêu mọi hy vọng về tha thứ và đổi đời. (Sắc chỉ Công bố Năm thánh 2025, # 11)
Trong Năm thánh 2025 này, Giáo hội Việt Nam sẽ làm gì để “thăm viếng kẻ tù rạc”, nhất là để thực hiện lời kêu gọi đặc biệt này từ Đức Thánh cha?