"Nếu tôi không làm, người khác cũng làm" – cái lối nghĩ nghe thì nhẹ nhàng mà nguy hiểm ghê!

Thành viên
Tham gia
22/12/23
Bài viết
144

Thiệt tình, cái câu "Nếu tôi không làm, người khác cũng làm" nghe qua tưởng vô hại. Nói ra nhẹ như lông hồng, mà hậu quả thì nặng như cả tấn gạch đè lên xã hội. Cái lối nghĩ này nó len lỏi khắp nơi, từ công việc hàng ngày đến những chuyện lớn hơn. Mà nghĩ kỹ, chính cái câu nói này, nhiều khi là cái cớ để người ta tự cho mình cái quyền… làm sai.​


phailamgi_nếu tôi không làm cũng có người khác làm_cv.jpg

"Tôi chỉ làm theo, đâu phải lỗi của mình"

Cách đây không lâu, tôi có ngồi uống cà phê với một anh bạn. Anh kể chuyện công ty của ảnh hay có mấy "khoản phí không tên" phải chi cho "đúng quy trình". Tôi hỏi:
"Ủa, biết là sai mà, sao vẫn làm?"

Anh cười hì hì, rồi nói tỉnh bơ:
"Mình không làm thì người khác cũng làm thôi. Vậy tại sao không phải là mình?"

Tôi nghe mà muốn nghẹn. Thấy sao mà cái lối nghĩ này nó vô tâm và nguy hiểm đến vậy. Biết là sai, nhưng vì "ai cũng làm" nên mình cũng làm. Biết đâu, chính cái vòng lặp này làm những cái sai, cái xấu cứ lớn lên, lan ra, rồi trở thành "chuyện bình thường".

"Không làm thì cũng chẳng thay đổi được gì"

Thật ra, lối nghĩ "người khác cũng làm" không chỉ để biện minh, mà đôi khi còn là sự bất lực. Một anh bạn khác kể tôi nghe chuyện ảnh bị ép phải "đi đêm" với khách hàng để chốt hợp đồng. Ban đầu ảnh phản đối, nhưng rồi lại ngao ngán buông câu:
"Thôi, nếu mình không làm thì sếp cũng ép người khác làm thôi. Vậy thì cố gắng hoàn thành cho xong."

Nghe mà thấy buồn. Cái tâm lý "không làm cũng vậy" này khiến người ta dễ bỏ qua lòng tự trọng, quên mất rằng chính mình cũng có quyền nói không với cái xấu.

Lối mòn của sự vô cảm

Cái lối nghĩ này không chỉ có ở công việc, mà còn lan sang cả đời sống thường ngày. Nhìn thấy một túi rác vứt bừa bãi ngoài đường, người ta cũng tặc lưỡi:
"Thôi kệ, mình không xả thì người khác cũng xả mà."

Thấy ai đó cần giúp đỡ, lại nghĩ:
"Mình không giúp thì chắc cũng có người khác giúp thôi."

Rồi cứ thế, cái xấu không ai chặn, cái tốt không ai làm. Mà xã hội này, nếu ai cũng chọn cái dễ dàng, thì bao giờ mới khá lên được?

Có dám "không làm" cái xấu?

Nói đi cũng phải nói lại, không dễ để thay đổi suy nghĩ và hành động. Bởi vì đôi khi đi ngược dòng là rất khó, nhất là khi xung quanh ai cũng làm điều mình biết là sai. Nhưng nếu không ai dám bắt đầu, thì xã hội sẽ ra sao?

Tôi nhớ mãi câu chuyện của một cô giáo mà tôi rất kính trọng. Cô từng nói với học sinh:
"Cái gì sai, thì đừng làm. Dù tất cả mọi người đều làm sai, con cũng không được phép thỏa hiệp."

Lời cô nói không dài, nhưng tôi thấy đúng vô cùng. Nếu mình chọn làm đúng, ít nhất mình không để cái sai lan rộng hơn. Và đôi khi, chính hành động đúng đắn của mình sẽ khiến người khác phải nhìn lại.​

Cái lối nghĩ "Nếu tôi không làm, người khác cũng làm" nghe qua tưởng như vô hại, nhưng thật ra là cái ngòi nổ cho biết bao vấn đề. Nó không chỉ là sự biện minh, mà còn là lý do để cái xấu tiếp tục tồn tại.

Thay vì nghĩ "người khác cũng làm", tại sao không nghĩ:
"Nếu tôi làm đúng, người khác cũng có thể làm đúng"?

Xã hội này tốt hay xấu, không phải do "ai khác", mà bắt đầu từ chính từng hành động nhỏ của mỗi người chúng ta. "Người khác cũng làm sai" không phải lý do để mình làm sai. Mình không làm sai, biết đâu người khác cũng không làm nữa."

Vậy nên, hãy làm đúng, dù chỉ có một mình. Vì cái tốt luôn cần ai đó bắt đầu.​

Phải Làm Gì?
Docat 62: Tại sao người ta thường hành động theo những cách ngầm phá hoại cộng đồng?
Dù con người mang xã hội tính, nhưng lại thường hành động chống lại xã hội: bị thúc đẩy bởi lòng ích kỷ, tham lam, hay tự cao, họ dẫn dắt những người khác đi lạc đường, khai thác và đàn áp họ, hoặc bỏ mặc cho họ bị hãm hại. Ngược lại, cộng đồng đích thực là một tập thể tự do gồm những người muốn điều tốt cho chính mình và cho cả người khác nữa. Một cá nhân không thể mang lại điều này → công ích; công ích chỉ đạt được bằng những nỗ lực của nhiều người hợp lại. Ví dụ, một sân vận động thể thao được xây dựng nhờ tiền quyên góp từ nhiều nguồn, hay một buổi hoà nhạc chỉ thành công khi nhiều nhạc công đóng góp tài năng của mình vào đó.​
 

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

49:21212,276 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên