Thành viên
Tham gia
10/12/24
Bài viết
63

Đức Lêo XIV là một giáo hoàng kế thừa của ‘Hy vọng không làm thất vọng’, tiếp tục hoàn thành Năm Thánh 2025, gieo rắc hai chữ Hoà bình (Bình an) của Chúa Phục sinh cho một thế giới có lắm nhiễu nhương: một Giáo hoàng hiểu được nhu cầu phải kết hợp các chân lý vĩnh cửu của Phúc Âm với tiếng kêu cấp bách của xã hội đương đại. Nó không chỉ lặp lại lịch sử mà còn cập nhật và làm mới lịch sử cho thế kỷ 21.​


phailamgi_nghèo đói_cv1.jpg

Tại sao lại là Lêô XIV? Một cái tên đầy lịch sử và ý nghĩa​

Bằng việc chọn danh hiệu Lêo XIV, vị giáo hoàng mới đã đưa ra một tuyên bố sâu sắc về mặt lịch sử và tâm linh. Ngài là người tiếp tục lấy tên "Lêo" kể từ Đức Giáo hoàng Lêo XIII, người có thông điệp mang tính bước ngoặt Rerum Novarum (1891) đã khởi động sự phản ánh chính thức của Giáo hội về thực tế xã hội hiện đại, một thông điệp đề cập đến những tác động của Cách mạng Công nghiệp, bảo vệ phẩm giá của người lao động và kêu gọi đổi mới đạo đức của các hệ thống kinh tế và chính trị.

Đức Lêô XIII được coi là cha đẻ của giáo lý Xã hội Công giáo, một truyền thống được tất cả các giáo hoàng hiện đại tiếp nối. Bằng cách tiếp nối di sản này, Đức Lêo XIV thể hiện ý định tiếp tục mối quan tâm mang tính tiên tri đối với người nghèo, người dễ bị tổn thương và người bị loại trừ. Việc lựa chọn tên này cho thấy cam kết mới đối với công lý trong thế giới ngày nay, một thế giới đang chứng kiến khủng hoảng di cư, suy thoái sinh thái, chiến tranh, bất bình đẳng kinh tế và phân cực văn hóa.

phailamgi_nghèo đói_cv2.jpg

"Người lữ hành hy vọng" không quên thế giới nghèo đói​

Nghèo đói ở đây, xin hiểu, là nghèo đói vật chất.

Nghèo đói thường được định nghĩa là thiếu nguồn lực để có một cuộc sống đàng hoàng. Nhưng nghèo đói không chỉ được đặc trưng bởi sự bất ổn về tài chính. Nghèo cũng có nghĩa là đói, không được tiếp cận giáo dục, nước uống, điện... Không chỉ có một định nghĩa về nghèo đói, vì nghèo đói có tính đa chiều. Hơn nữa, chi phí cho một cuộc sống đàng hoàng phụ thuộc vào trình độ kinh tế của đất nước, đó là lý do tại sao có nhiều thước đo về nghèo đói.. Ở VN (trong nước),theo đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, so với chuẩn nghèo giai đoạn 2015-2020, tiêu chí về thu nhập sẽ tương ứng với chuẩn mức sống tối thiểu là 1,5 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng/người/tháng, tăng 114,2%) và 2 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị (hiện nay là 900.000 đồng/người/tháng, tăng 122,2%) Chi tiết: https://tgpl.moj.gov.vn/Pages/hoi-nhap-phat-trien.aspx... .

Nghèo đói? không thể ăn đủ no, không tìm được nơi trú ẩn, nhu cầu vật chất tối thiểu: thiếu thốn nhiều.

Nghèo đói như vậy: có nghĩa là thiếu thốn những nhu yếu phẩm thiết yếu. Nhưng nghèo đói không chỉ đơn thuần là thiếu tiền. Nó được đo bằng các dấu hiệu khác như sự chán nản và tự mình cô lập, không muốn tiếp xúc với bất cứ ai.

Người nghèo đói, thường có mặc cảm tự ti, ít muốn tìm kiếm sự chăm sóc y tế, thú vui bên ngoài, chơi thể thao, v.v. và họ có thể xa lánh mọi người: vì xấu hổ, tức giận hoặc tuyệt vọng.

phailamgi_nghèo đói_1.jpg

Giáo hội Công giáo Việt Nam làm gì trước nghèo đói?​

Tôi tin rằng chúng ta có thể góp phần trước thực trạng đói nghèo, đặc biệt, là thông qua Giáo huấn Xã hội Công giáo khi Giáo quyền và những người Công giáo thể hiện SỰ ĐỒNG LÒNG, bằng nhiều phương cách (không chỉ là ‘cơ quan Caritas) ví dụ: thực hành quyên góp tiền, hỗ trợ trẻ em ‘xóm nghèo’ biết bảo vệ môi trường sống, khai sáng người nghèo sống ‘tin tưởng, hy vọng ngày mai’ không sống buông thả…. Và một cách giúp người nghèo có thể thực hiện trong môi trường địa chính trị Việt Nam hiện nay là tim cách mở những ‘lớp học tình thương & thiện nguyện’ để khai trí dân sinh !

Ở những quốc gia mà hầu hết mọi người đều có cuộc sống thoải mái hoặc giàu có, việc ai đó nghèo đói dễ nhận thấy hơn. Tuy nhiên, khi phần lớn người dân sống bằng thu nhập thấp, điều quan trọng là phải hiểu cách đối xử với nghèo cùng cực.

Những người nghèo đói luôn trông chờ một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều khi, họ nỗ lực hết sức để có cái ăn cái mặc, mong con được đến trường kiếm đôi ba chữ… dầu cùng cực nhưng nhiều người đã ‘lương thiện tìm kế sinh nhai’ và cho dầu họ có như thế nào, họ cần được xã hội, nhất là người Công giáo, bảo bọc yêu thương và quý trọng vì họ có phẩm giá, là ‘hình ảnh Chúa Kito’.

Tình trạng nghèo đói không thể giải quyết một sớm một chiều nhưng có thể giải quyết khi cộng đoàn xã hội đời lẫn đạo quan tâm!​

  • Ảnh trong bài: Canva

Phải làm gì?​

Docat 94: Công ích có ý nghĩa gì cho người nghèo?

Người nghèo phải là trọng tâm của Giáo Hội, nếu không, Giáo Hội đi ngược lại sứ mệnh của mình. Trong Gaudium et Spes, Công đồng Vaticanô II nói về việc ưu tiên chọn lựa người nghèo (GS 1). Từ đây dẫn tới nghĩa vụ xã hội trung tâm của từng cá nhân và của cả Giáo Hội: chăm lo những nhu cầu đặc biệt của những ai sống bên lề xã hội. Tám Mối Phúc trong Bài giảng trên Núi, sự khó nghèo của chính Đức Kitô, và sự chăm sóc đầy thương yêu của Người dành cho dân nghèo, chỉ cho chúng ta biết con đường phải đi. Đứng về phía những người bên lề xã hội là mệnh lệnh trực tiếp của Đức Kitô: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Tuy nhiên, Đức Kitô cũng cảnh báo chúng ta tránh tư tưởng sai lầm rằng chúng ta có thể chấm dứt hoàn toàn sự nghèo đói ở mọi nơi (Mt 26,11). Điều đó chỉ có thể xảy ra khi Đức Kitô đến lần thứ hai.​
 

Podcast #6: "Cha mẹ ơi, con cũng có ước mơ của riêng mình" | Phải làm gì? | Từ nhỏ đến lớn, con luôn nghe cha mẹ nói về ước mơ của mình. Cha mẹ từng kể rằng ngày xưa vì hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ không thể theo đuổi những gì mình muốn. Cha mẹ mong con sẽ làm được những điều mà cha mẹ chưa thể làm, mong con có một công việc ổn định, một cuộc sống tốt đẹp.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên