Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,111

Trong cuộc gặp gỡ với hàng ngàn tín hữu Công giáo Đông phương đến từ các vùng đất chiến tranh, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Tòa Thánh trong việc thúc đẩy hòa bình và hòa giải. Đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy đàm phán thay vì sử dụng vũ lực.​


phailamgi_Đức Giáo hoàng sẵn sàng làm trung giam đàm phán hòa bình_cv1.jpg


Buổi tiếp kiến đánh dấu đỉnh điểm của chuỗi ngày cử hành Năm Thánh dành cho các Giáo hội Đông phương, với nhiều thánh lễ theo các nghi lễ Syro-Malabar, Armenia, Byzantin và Copte được cử hành tại các đại vương cung thánh đường ở Rôma.

Sự hiện diện đầy màu sắc của các cộng đoàn Đông phương – từ Ukraine, Ấn Độ, Iran, Liban đến Ethiopia – đã tạo nên một bức tranh sống động, khẳng định sức sống đức tin của các cộng đoàn Kitô giáo từng chịu bách hại suốt nhiều thế kỷ.

"Ai có thể hát lên khúc ca hy vọng giữa vực sâu bạo lực, nếu không phải là chính anh chị em?" – Đức Lêô XIV đặt câu hỏi, nhắc đến kinh nghiệm đức tin trong gian khổ của các cộng đoàn đến từ Thánh địa, Ukraine, Syria, Liban, vùng Tigray và Kavkaz.

Trên sân khấu cùng ngài là các vị lãnh đạo các Giáo hội Đông phương, bao gồm:
– Tổng Giám mục trưởng Sviatoslav Shevchuk (Công giáo Hy Lạp Ukraine),
– Đức Hồng y Louis Sako (Thượng phụ Công giáo Chanđê ở Iraq),
– Đức Hồng y Baselios Cleemis (Giáo hội Syro-Malankara, Ấn Độ),
– và Đức Hồng y Claudio Gugerotti, Tổng trưởng Thánh bộ các Giáo hội Đông phương.

phailamgi_Đức Giáo hoàng sẵn sàng làm trung giam đàm phán hòa bình_cv2.jpg


Đức Giáo hoàng Leo XIV một lần nữa khẳng định vai trò ngoại giao của Vatican như một điểm trung lập:

“Tòa Thánh luôn sẵn sàng làm trung gian để những bên đối đầu có thể gặp nhau, đối thoại và tìm lại hy vọng, khôi phục phẩm giá vốn thuộc về họ – phẩm giá của hòa bình.”

Ngài không quên tri ân chứng tá đức tin của các Giáo hội Đông phương, gọi họ là “các Giáo hội tử đạo". Tuy nhiên, Đức Giáo hoàng cũng cảnh báo rằng chiến tranh và di dân đã khiến nhiều tín hữu Đông phương không chỉ mất nhà cửa, mà còn đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc tôn giáo và văn hóa.

Đức Giáo hoàng cũng nhắn nhủ các vị lãnh đạo Giáo hội Đông phương hãy trung thành với Tin Mừng, tránh xa những cám dỗ của quyền lực và thế gian​

  • Ảnh trong bài: Vatican Media

Phải làm gì?​

Docat 278: Giáo Hội làm gì cho hoà bình?

Trước bất kỳ hoạt động bên ngoài nào, Giáo Hội cầu nguyện cho hoà bình; Kitô hữu tin rằng lời cầu nguyện có sức mạnh thay đổi thế giới. Hơn nữa, cầu nguyện là một nguồn sức mạnh quan trọng trong những nỗ lực xây dựng hoà bình của Kitô hữu. Trong khi công bố Tin Mừng, Giáo Hội không ngừng kêu gọi hoà bình và đòi buộc các tín hữu hoạt động vì hoà bình. Ngày 1 tháng Giêng hằng năm, lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Giáo Hội cử hành Ngày Thế giới Hoà bình và Giáo Hội nỗ lực tạo ra bầu khí hoà bình và yêu thương tại các sự kiện do Giáo Hội tổ chức (như Ngày Giới trẻ Thế giới). Giáo Hội muốn qua đó biểu lộ rằng Giáo Hội tin vào một nền văn minh tình yêu và hoà bình, nền văn minh này không chỉ chính đáng về mặt lý thuyết nhưng còn có thể thực hiện được trong thực tế. Khi các Kitô hữu sống theo Tin Mừng, họ là phong trào hoà bình lớn nhất trên thế giới.​
 

Podcast #6: "Cha mẹ ơi, con cũng có ước mơ của riêng mình" | Phải làm gì? | Từ nhỏ đến lớn, con luôn nghe cha mẹ nói về ước mơ của mình. Cha mẹ từng kể rằng ngày xưa vì hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ không thể theo đuổi những gì mình muốn. Cha mẹ mong con sẽ làm được những điều mà cha mẹ chưa thể làm, mong con có một công việc ổn định, một cuộc sống tốt đẹp.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên