Người Công giáo phải làm gì trước những khủng hoảng trong Giáo Hội?

5.00 star(s) 1 Vote
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
668

Giáo Hội hiện nay đang ở giữa nhiều cuộc khủng hoảng, từ những vụ bê bối lạm dụng tình dục, đến sự chia rẽ ý thức hệ sâu sắc trong Giáo hội về những vấn đề quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực tính dục con người. Dựa vào đó, nhiều người đã quay ra lên án và chỉ trích Giáo Hội. Giáo Hội thực sự đang ở trong một tình huống khó khăn và đau đớn. Vậy chúng ta phải làm gì trước những khủng hoảng đó?​

Thực tế, có rất nhiều giám mục, linh mục, hồng y và tu sĩ thánh thiện. Nhưng, cũng có không ít người xa rời Thân Thể Chúa Kitô và đã bị cuốn hút bởi mong muốn theo đuổi những điều hữu hạn như quyền lực, sự giàu có, danh tiếng,...Điều này cũng được Giáo huấn Xã hội của Giáo hội nhắc đến rằng, "một vài lãnh đạo Giáo hội đôi khi làm sai lệch và phản bội thánh ý Thiên Chúa" (Docat #310)​

phailamgi_Người Công giáo phải làm gì trước những khủng hoảng trong Giáo Hội_cv1.jpg

Ảnh: kfuo.org

Tầm quan trọng của Giáo Huấn của Giáo hội​

Giáo huấn của Giáo hội Công giáo là một điều tốt lành thiêng liêng được ban cho chúng ta qua Chúa Thánh Thần, nhưng điều tốt lành này dường như lại thiếu vắng trong Giáo hội hiện đại. Có bao nhiêu người Công giáo biết ai đã viết Humanae Vitae và có thể giải thích chính xác về nội dung của nó? Trong khi Thông điệp này đã được viết hơn nửa thế kỷ.

Do đó, để có thể ngăn chặn những khủng hoảng Giáo Hội diễn ra trong tương lai, chúng ta cùng với những người lãnh đạo tinh thần của mình, cần thực hành Giáo huấn của Giáo hội. Chúng ta nên bám chặt vào sự thật của Giáo hội Chúa Kitô và sống điều đó trong niềm vui mừng của tình yêu Thiên Chúa.

phailamgi_Người Công giáo phải làm gì trước những khủng hoảng trong Giáo Hội.jpg
Ảnh: deaconscott.com

Không chờ đợi sự lãnh đạo​

Khi chấp nhận giáo huấn của Chúa Kitô một cách trọn vẹn, là khi giáo dân phải sẵn sàng đứng lên lãnh đạo. Như lời mẹ Terexa Calcutta từng nói: "Đừng chờ đợi các lãnh đạo; hãy làm điều đó một mình, từng người một. Hãy trung thành trong những việc nhỏ vì sức mạnh của bạn nằm chính trong những việc đó.” Những hành động nhỏ của tình yêu mà chúng ta làm, kết hợp với Chúa Kitô và được Ngài dẫn dắt, là con đường dẫn đến sự thánh thiện.

Chúa quan tâm đến sự cứu rỗi của chúng ta hơn là việc sử dụng chúng ta để cứu rỗi người khác. Chúng ta phải biết và tin điều đó. Và chúng ta sẽ là công cụ hiệu quả của tình yêu Chúa đến với thế giới. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cầu nguyện và hòa hợp với ý muốn của Chúa. Chúng ta phải tìm kiếm Chúa trong mọi điều. Từ đó, chúng ta mới có thể lãnh đạo anh chị em của mình trong Chúa Kitô một cách hiệu quả và nhân ái hơn.

phailamgi_Người Công giáo phải làm gì trước những khủng hoảng trong Giáo Hội_cv2.jpg
Ảnh: Gabriella Clare Marino/Unsplash

Một thời đại thanh lọc​

Trong những vụ bê bối hiện tại trong Giáo Hội, còn một điều nữa cần ghi nhớ. Dù thời đại hiện tại của Giáo Hội có đau đớn đến đâu, thì Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động trong Hội thánh. Giáo Hội đang được thanh lọc từ bên trong, dù đau đớn. Chúa đã ban cho chúng ta thời gian này, và đó là trách nhiệm của chúng ta để nắm lấy nó.

Đứng lên và làm lãnh đạo có nghĩa là chúng ta nói Sự Thật trong Tình Yêu, dù phải trả giá cá nhân. Chúa của chúng ta đã cho chúng ta hình ảnh hoàn hảo của tình yêu tự hiến trên Thánh Giá và Ngài đang kêu gọi chúng ta mang thập giá của mình, kết hợp nó với Ngài, và theo Ngài.

phailamgi_Người Công giáo phải làm gì trước những khủng hoảng trong Giáo Hội_2.jpg
Ảnh: Gabriella Clare Marino/Unsplash

Cầu nguyện cho kẻ thù của Giáo hội trong Giáo hội​

Chúng ta phải cầu nguyện cho kẻ thù của Giáo Hội trong Giáo Hội. Chúng ta phải cầu nguyện cho những người trong Giáo Hội đang bị ảnh hưởng bởi các âm mưu của Satan . Chúng ta phải dâng lời đền tạ lên Chúa cho những hành động ác độc của họ. Chúng ta phải đưa những lời thỉnh nguyện của mình trước Chúa và lòng thương xót của Ngài và xin ơn để loại bỏ bất kỳ tội lỗi nào trong cuộc sống của chúng ta.

phailamgi_Người Công giáo phải làm gì trước những khủng hoảng trong Giáo Hội_3.jpg
Ảnh: Unsplash+

Chăm sóc các Linh mục​

Các linh mục của chúng ta đang trong cuộc chiến của cuộc đời. Không có các linh mục, chúng ta không thể được thánh hóa. Và không có sự thánh hóa mà các linh mục của chúng ta mang lại trong các Bí Tích, chúng ta không thể làm công việc thánh hóa thế giới. Hãy chăm sóc các linh mục, dâng lời cầu nguyện cho họ, gửi thư khích lệ, nói rằng họ đang làm rất tốt, để họ biết rằng họ cần thiết...

phailamgi_Người Công giáo phải làm gì trước những khủng hoảng trong Giáo Hội_4.jpg
Ảnh: Mateus Campos Felipe/Unsplash

Tóm lại​

Không biết tương lai thế nào, nhưng chắc chắn rằng, Chúa Giêsu sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Và bất kể mọi thứ có vẻ tối tăm đến đâu, Giáo Hội vẫn là của Ngài. "Thiên Chúa vẫn làm cho Giáo Hội trở thành một nơi mà con người đạt tới sự thành toàn đích thực với sự trợ giúp của Ngài" (ibid).

Điều tốt nhất mà chúng ta có thể dâng lên là một trái tim sẵn sàng và thống hối. Đây là Giáo Hội của Ngài. Cùng một Chúa Thánh Thần ngự trị trong mỗi người được rửa tội như một Đền Thờ đang hướng dẫn Giáo Hội không ngừng. Chúng ta phải nhớ rằng mọi thứ xảy ra đều do Chúa trực tiếp muốn hoặc cho phép.​

Phải làm gì?​

Docat 310: Tại sao tôi nên tham gia với phong cách rõ ràng là “Kitô hữu”?

Nhiều người nói rằng: Điều chính yếu là trở thành một người tốt! Cần gì phải thêm đặc tính “Kitô hữu” vào đó? Tuy nhiên, lịch sử cho thấy đó chỉ là chủ nghĩa nhân văn thuộc loại vô thần thường bỏ mặc con người trong trạng thái chao đảo, hoang mang. Chỉ ở nơi Thiên Chúa thì “những gì là con người” mới được thăng tiến tốt hơn. Chỉ ở trong ánh sáng của Chúa Kitô chúng ta mới có thể hiểu đúng những gì là con người (x. GS 22). Những ai làm theo ý Thiên Chúa đều thể hiện mối quan tâm thật sự về con người, một cách chính xác trong những lĩnh vực mà con người yếu đuối, phụ thuộc vào sự giúp đỡ, và dường như “vô dụng”. Mặc dù một vài lãnh đạo Giáo Hội đôi khi làm sai lệch và phản bội thánh ý Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn làm cho Giáo Hội thành một nơi mà con người có thể đạt tới sự thành toàn đích thực với sự trợ giúp của Ngài. Đức Kitô đã không sống cho chính mình, nhưng “cho chúng ta”; Người thậm chí còn chịu chết một cách thảm thương cho từng con người. Và Người đã làm điều đó với động lực mang tính xã hội cao nhất: vì tình yêu. Đó là lý do tại sao, xét cho cùng, một người theo Đức Kitô mà hành động một cách “phi xã hội” thì chỉ là một Kitô hữu hữu danh vô thực mà thôi.​



 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên