Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
668

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% dân số và dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong tương lai. Theo nhận định của các chuyên gia, Già hóa dân số đặt ra những thách thức về mặt kinh tế, xã hội, đồng thời đòi hỏi cách quốc gia thực hiện những thay đổi trong nền kinh tế.​


phailamgi_người già_cv1.jpg

Ảnh: phailamgi.com

Giáo hội xem việc già hóa là một chủ đề quan trọng trong xã hội ngày nay. Khi tỷ lệ sinh suy giảm và tuổi thọ gia tăng, dân số nhanh chóng già đi, người trong độ tuổi lao động giảm xuống và tỉ lệ người nghỉ hưu tăng lên. Như Giáo hoàng Gioan Phaolo II từng nhận xét, “sự già hóa dân số chắc chắn sẽ là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của thế kỷ XXI” (Thư gửi chủ tịch hội đồng thế giới về sự lão hóa, 2002)

Thực tế cho thấy, người già không chỉ đối mặt với bệnh tật và đau khổ do tuổi tác, mà còn bị cô lập và bỏ rơi. Giáo hoàng Phanxico đã tuyên bố, “sự thiếu thốn nghiêm trọng nhất của người cao tuổi trải qua không phải cơ thể suy yếu và các khuyết tật có thể xảy ra, mà là bị bỏ rơi, loại trừ và thiếu thốn tình yêu.” (Sứ điệp gửi Đại hội Hàn lâm viện Giáo hoàng về sự sống, 2014)

Bên cạnh đó, sự già hóa cũng dẫn tới việc gia tăng sự thiếu hụt trong cách hệ thống lương hưu và tăng các chi phí chăm sóc sức khỏe.

Ở Việt Nam, người cao tuổi thường nhận được sự chăm sóc từ các thành viên trong gia đình, nhưng hỗ trợ từ phía gia đình ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt là ở các khu vực thành thị.

Theo các chuyên gia, sự gia tăng nhanh chóng của người già đã đặt gánh nặng chăm sóc lên vai các thành viên trẻ trong gia đình, một số còn cảm thấy căng thẳng, mức độ căng thẳng biểu hiện ở hành vi ngược đãi người cao tuổi và cho rằng, người già đang dần trở thành gánh nặng xã hội.

phailamgi_người già_02.jpg

Ảnh: phailamgi.com

Tuy nhiên, Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định, “vấn đề” không nằm ở số người già. “Không bao giờ được coi người già là gánh nặng cho xã hội, mà là một nguồn lực đóng góp cho sự an lạc của xã hội.” (Gioan Phaolo II, Thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng thế giới lần thứ II về sự Lão hóa, 2002)

Đó không chỉ đơn thuần là vấn đề ta có thể làm gì cho người già, mà là ta có thể làm gì với người già. Một nền văn hóa đề cao phẩm giá con người, cần “quảng bá một thái độ rộng rãi chấp nhận và tán thưởng người già, chứ không đưa họ ra ngoài lề.” (LEld #13)

Tóm lại, hãy tôn vinh người già, như chính Thiên Chúa đã truyền lệnh: “Ngươi hãy thờ kính cha mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho người.” (Đnl 5,16). Tôn vinh người già bao gồm bổn phận ba mặt: Chào đón họ, giúp đỡ họ và sử dụng tốt các phẩm tính của họ.” (LEld #12)​

Phải làm gì?​

Docat 121: Vai trò của người già trong gia đình là gì?

Sự hiện diện của người cao tuổi trong gia đình rất có giá trị. Họ là thí dụ minh chứng cho mối dây nối kết các thế hệ, và nhờ vào nhiều kinh nghiệm sống phong phú, họ có thể mang đến sự đóng góp mang tính quyết định cho lợi ích của gia đình và của cả xã hội. Họ có thể chuyển giao các giá trị và truyền thống, cũng như hỗ trợ người trẻ. Bằng cách đó, người trẻ học được rằng không nên chỉ quan tâm tới bản thân mà còn cần chăm lo cho người khác nữa. Khi người già trở bệnh và cần được săn sóc, họ không chỉ cần thuốc men và dịch vụ y tế phù hợp, mà hơn hết, họ cần sự đối xử yêu thương và sự hiện diện của người thân quanh mình.
 
Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
20
Nhiều khi tôi vội vã công việc mà khi về quê ít đến gặp các bác lớn tuổi trong làng. Nhớ trước đây nghe những mẫu chuyện của bố, các bác luôn hấp dẫn và bản thân mở mang thêm được hiểu biết
 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên