Người vợ tha thứ, cộng đồng mạng không - Chỉ dẫn từ Tông huấn Niềm Vui Yêu Thương

5.00 star(s) 1 Vote
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
764

Theo Dân trí đưa tin– Một đoạn video ghi lại cảnh một nam DJ hành hung vợ mới sinh con 5 tháng đã lan truyền chóng mặt trên mạng, kéo theo làn sóng phẫn nộ dữ dội từ cộng đồng mạng. Hàng nghìn người yêu cầu xử lý nghiêm, thậm chí không ít bình luận yêu cầu người vợ phải ly hôn để tự cứu mình.​

Nhưng trái ngược với đám đông, người vợ – chị T.L. – lại chọn tha thứ.​


Phailamgi_Người vợ tha thứ, cộng đồng mạng không_cv.jpg
Nam thanh niên đánh đập vợ tàn nhẫn (Ảnh: Cắt từ clip).

Chị nói: “Sau sự việc, chồng tôi đã nhìn nhận ra lỗi sai. Tuy nhiên, tôi cảm thấy thất vọng, mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần...Chồng hành động như vậy là sai nhưng đời người ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Đây là lần đầu xảy ra sự việc như thế này, tôi mong anh ấy hiểu để sửa sai, trở thành chỗ dựa cho vợ con."

Nhưng mẹ tin nếu còn yêu nhau, đủ dũng cảm để thay đổi thì gia đình mình vẫn còn một con đường để trở về", cô lý giải về lý do tha thứ cho chồng.

Người đàn ông trong video cũng đã viết cam kết không tái phạm trước mặt gia đình và cơ quan chức năng. Và người vợ, với tất cả tổn thương, vẫn chọn hy vọng.

Quyết định của chị nhanh chóng bị mạng xã hội chỉ trích. Không ai đứng về phía kẻ vung tay. Nhưng người bị tổn thương thì lại chọn giữ lại người đã gây ra nỗi đau ấy. Và điều đó, với nhiều người, là không thể hiểu nổi.

Phailamgi_Người vợ tha thứ, cộng đồng mạng không_cv1.jpg
Cộng đồng mạng bình luận cảm thấy bức xúc khi chị vợ có thể dễ dàng tha thứ cho người chồng đến vậy

Chỉ dẫn từ Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương) của Đức Thánh Cha Phanxicô

Trước thực tế của những tổn thương trong gia đình, Giáo hội Công giáo không bao giờ im lặng. Trong Tông huấn Amoris Laetitia, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh:

“Tôi đặc biệt nghĩ tới việc đối xử tàn tệ đáng xấu hổ mà các phụ nữ đôi khi vẫn phải chịu: bạo lực gia đình và nhiều hình thức nô dịch khác nhau, thay vì để chứng tỏ quyền lực nam giới, thì thực ra chỉ là những hành vi hèn nhát đê tiện. Bạo lực ngôn từ, thể lý và tính dục mà phụ nữ gánh chịu trong một số cuộc hôn nhân mâu thuẫn với chính bản chất của kết hợp vợ chồng.” (Amoris Laetitia, số 54)

Nhưng đồng thời, Ngài cũng nói đến sự khó khăn nhưng đáng quý của việc tha thứ:

Khi ta đã bị xúc phạm hay làm cho thất vọng, tha thứ là điều có thể và đáng ước ao, nhưng không ai có thể nói đây là chuyện dễ dàng. Sự thật là “hiệp thông gia đình sẽ chỉ có thể được duy trì và hoàn thiện nhờ tinh thần hy sinh lớn lao. Thực thế, nó đòi mỗi người và mọi người phải sẵn sàng và quảng đại mở lòng mình ra để hiểu, để chịu đựng, để tha thứ, để hòa giải. Không hề có gia đình nào lại không biết đến ích kỷ, bất hòa, căng thẳng và tranh chấp, tấn công bạo động và đôi khi gây tử thương cho cuộc hiệp thông của họ: do đó, mà xuấ hiện nhiều hình thức chia rẽ đa dạng trong đời sống gia đình”.(Amoris Laetitia, số 106)

Và tha thứ ấy không chỉ là một hành động cá nhân, mà là hoa trái của một hành trình sâu sắc:

“Nếu biết nhận rằng lòng yêu thương của Thiên Chúa là vô điều kiện và ta không thể mua hay bán được lòng yêu thương của Chúa Cha, thì ta sẽ có khả năng biểu lộ được một tình yêu không bờ bến và tha thứ cho người khác ngay cả khi họ đã gây hại đến ta..”
(Amoris Laetitia, số 108)

“Lòng yêu thương đồng hiện hữu với sự bất toàn. Nó “tha thứ mọi sự” và có thể giữ được thanh thản trước các giới hạn của người tôi yêu thương”
(Amoris Laetitia, số 113)

Bạn nghĩ sao?

Người vợ tha thứ. Không phải vì không biết đau, mà có thể vì chị còn tin vào sự thay đổi, vì chị còn muốn giữ cho con một gia đình. Nhưng cộng đồng mạng thì không tha.

Liệu có thể trách người tha thứ?
Liệu tha thứ là yếu đuối, hay là can đảm?
Và bạn – nếu rơi vào hoàn cảnh ấy – bạn sẽ làm gì?


Mời bạn chia sẻ suy nghĩ dưới bài viết.​
 

Đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng: Vị Giám mục không ngai, không một lần dâng lễ đại trào | Phải làm gì? | Trong lịch sử Giáo hội Việt Nam thế kỷ 20, bên cạnh những vị mục tử được mọi người biết đến, còn có những vị mục tử, vì hoàn cảnh đã phải chịu chức cách bí mật (in pectore), không mũ, không gậy, không một lần dâng lễ đại trào. Đức Giám mục Đa Minh Đinh Huy Quảng, Giám mục Phó Giáo phận Bắc Ninh là một vị mục tử như vậy. Người ta chỉ biết được ngài là Giám mục vào năm 2007, sau khi qua đời 15 năm.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên