Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 920
- Chủ đề Author
- #1
Trong xã hội hiện đại, khi mọi thứ dường như đều diễn ra với tốc độ chóng mặt, nhiều người trẻ đã tìm đến một lối sống tự cho là "biết đủ", nơi họ tin rằng mình đã hài lòng với những gì mình có. Tuy nhiên, không ít trong số họ thực chất đang sống một cuộc đời hờ hững, thiếu mục tiêu và đam mê. Điều này dẫn đến một hiện trạng đáng buồn trong xã hội: nhiều người trẻ sống không trọn vẹn, không khát khao, và không biết ước mơ.
Ảnh: lostilista.com
Anh L.V.T, một sinh viên đại học Thương Mại, Hà Nội, luôn tự hào rằng mình "biết đủ" khi sống một cuộc sống đơn giản, không theo đuổi quá nhiều mục tiêu cao siêu. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ hơn, cuộc sống của anh thiếu đi sự nỗ lực và mục tiêu rõ ràng. Anh dành phần lớn thời gian rảnh rỗi cho việc lướt mạng xã hội, xem phim và tránh mọi cơ hội để phát triển bản thân. Trong trường hợp này, anh T không thực sự "biết đủ" mà chỉ đang sống một cuộc sống hờ hững.
Chị K.H là một nhân viên văn phòng ở Hà Nôi, luôn cảm thấy tự tin với công việc và cuộc sống hiện tại của mình. Chị ấy không ngừng học hỏi, phát triển kỹ năng mới và dành thời gian cho những sở thích cá nhân. Dù không phải lúc nào cũng cảm thấy mãn nguyện, chị H biết cách tận hưởng những điều nhỏ bé và coi trọng những gì mình có. Chị vẫn dành thời gian tham dự thánh lễ, tham gia các hội đoàn. Chị chia sẻ chính điều này giúp chị thấy bình an và vui vẻ trong cuộc sống; cũng như giúp chị tránh xa những cám dỗ tội lỗi. Điều này chính là bản chất của lối sống "biết đủ" - luôn biết ơn và hài lòng, nhưng không ngừng phấn đấu và phát triển.
Ảnh: canva
Cách phân biệt lối sống hờ hững và lối sống "biết đủ"
Để phân biệt hai lối sống này, chúng ta cần nhìn vào thái độ và hành động hàng ngày của mỗi người. Những người sống hờ hững thường thiếu động lực, mục tiêu và thường xuyên tìm kiếm sự thoải mái ngắn hạn thay vì phát triển lâu dài. Trong khi đó, những người "biết đủ " thực sự thường sống một cuộc sống có mục tiêu, đam mê và không ngừng nỗ lực để cải thiện bản thân, dù họ cũng biết cách tận hưởng và hài lòng với những gì họ đã có.
Anh L.V.T, một sinh viên đại học Thương Mại, Hà Nội, luôn tự hào rằng mình "biết đủ" khi sống một cuộc sống đơn giản, không theo đuổi quá nhiều mục tiêu cao siêu. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ hơn, cuộc sống của anh thiếu đi sự nỗ lực và mục tiêu rõ ràng. Anh dành phần lớn thời gian rảnh rỗi cho việc lướt mạng xã hội, xem phim và tránh mọi cơ hội để phát triển bản thân. Trong trường hợp này, anh T không thực sự "biết đủ" mà chỉ đang sống một cuộc sống hờ hững.
Chị K.H là một nhân viên văn phòng ở Hà Nôi, luôn cảm thấy tự tin với công việc và cuộc sống hiện tại của mình. Chị ấy không ngừng học hỏi, phát triển kỹ năng mới và dành thời gian cho những sở thích cá nhân. Dù không phải lúc nào cũng cảm thấy mãn nguyện, chị H biết cách tận hưởng những điều nhỏ bé và coi trọng những gì mình có. Chị vẫn dành thời gian tham dự thánh lễ, tham gia các hội đoàn. Chị chia sẻ chính điều này giúp chị thấy bình an và vui vẻ trong cuộc sống; cũng như giúp chị tránh xa những cám dỗ tội lỗi. Điều này chính là bản chất của lối sống "biết đủ" - luôn biết ơn và hài lòng, nhưng không ngừng phấn đấu và phát triển.
Ảnh: canva
Cách phân biệt lối sống hờ hững và lối sống "biết đủ"
Để phân biệt hai lối sống này, chúng ta cần nhìn vào thái độ và hành động hàng ngày của mỗi người. Những người sống hờ hững thường thiếu động lực, mục tiêu và thường xuyên tìm kiếm sự thoải mái ngắn hạn thay vì phát triển lâu dài. Trong khi đó, những người "biết đủ " thực sự thường sống một cuộc sống có mục tiêu, đam mê và không ngừng nỗ lực để cải thiện bản thân, dù họ cũng biết cách tận hưởng và hài lòng với những gì họ đã có.
- Động lực và mục tiêu: Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của lối sống hờ hững là thiếu vắng mục tiêu rõ ràng và động lực để tiến lên. Những người này thường cảm thấy mất phương hướng và không chắc chắn về tương lai của mình. Ngược lại, những người sống theo lối "biết đủ" thường có những mục tiêu cá nhân cụ thể. Họ nỗ lực không ngừng để đạt được những mục tiêu này. Bên cạnh đó họ tôn trọng những nguyên tắc và giá trị, không bất chấp tất cả để đạt được mục tiêu, biết dừng lại trước những hành động vi phạm đạo đức, pháp luật.
- Tư duy về hạnh phúc và sự thoả mãn: Một khác biệt quan trọng nữa là cách nhìn nhận về hạnh phúc và sự thoả mãn. Người hờ hững sống theo kiểu có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo, không có gì ăn thì nhịn. Nhà hết gạo, con không có sữa uống cũng kệ, sẽ có người khác lo. Người “biết đủ” sẽ trân trọng những gì mình đang có. Hôm nay có sức khỏe, có cơm ăn dù chưa được bằng người ta nhưng vẫn tạ ơn Chúa. Họ cũng sẽ cố gắng lo cho bản thân và gia đình bằng chính đôi bàn tay của họ.
- Thái độ đối với thất bại và thách thức: Lối sống hờ hững thường né tránh thất bại và coi thách thức là mối đe dọa. Trong khi đó, những người "biết đủ" coi mỗi thất bại và thách thức là cơ hội để học hỏi và phát triển. Họ không sợ thất bại mà sẵn sàng đối mặt và vượt qua nó. Dù biết không phải lúc nào mình cũng thành công.
- Quan hệ với xã hội: Những người sống hờ hững thường ít quan tâm đến xã hội và môi trường xung quanh họ. Họ sống khép kín và ít khi tham gia vào cộng đồng hoặc các hoạt động tình nguyện. Trái lại, những người "biết đủ" thường tích cực tham gia và đóng góp vào cộng đồng. Bởi họ hiểu rằng sự hài lòng và hạnh phúc cũng đến từ việc giúp đỡ và chia sẻ với người khác.
Ảnh: canva
Phải Làm Gì?
sống tuổi trẻ, không chỉ là đi tìm những thú vui thoáng qua và những thành công hời hợt. Để cho tuổi trẻ đạt được mục đích của nó trong cuộc đời của con, thì đó phải là một thời gian của quảng đại cho đi, chân thành cống hiến, của những hy sinh gian khổ nhưng sinh hoa trái thật phong phú.Như một thi sĩ đã viết:
“Để tìm lại điều tôi đã tìm lại được,
trước hết tôi phải mất đi điều mà tôi đã đánh mất,
để có được cái tôi đã từng sở hữu,
tôi phải chấp nhận điều tôi đã chấp nhận,
Để ngày nay biết yêu thương,
tôi đã phải chịu thương đau,
tôi nghĩ đau khổ vì những gì mình đã đau khổ là điều hay
tôi nghĩ khóc cho những gì mình đã khóc là điều hay
Vì cuối cùng, tôi nghiệm ra rằng
ta chỉ thực sự vui hưởng được niềm vui đã có
khi đã biết đau khổ vì nó.
Cuối cùng, tôi hiểu rằng
nụ hoa trên cành cây
chỉ sống được nhờ những gì vùi chôn trong lòng đất”
(Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô đang sống - 108)