Thành viên
Tham gia
10/12/24
Bài viết
37

Cho dù cuộc sống có hối hả, có thay đổi, có chuyển biến vì thời cuộc, đặc biệt sau covid-19, thì người Việt Nam ở khắp nơi vẫn nao nức hướng về Tết. Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm (hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, đơn giản là Tết)​


phailamgi_Niềm vui ngày Tết - Nỗi buồn của người Vô Gia Cư_cv1.jpg

Niềm vui ngày tết​

Tết là ngày của nhiều nụ cười tin tưởng tương lai ‘vạn sự như ý’, của lời cầu chúc ‘phúc – lộc – thọ’, của sự đoàn tụ… Là dịp được nghỉ nhiều, ăn uống nhiều, được nghỉ dài ngày để đi du lịch… nhiều và rất nhiều ‘chương trình nghỉ Tết’ được lập trình, lên phương án. Xem ra, dịp nghỉ Tết khiến ‘tiền mất tật mang’ đến nỗi Gs Võ Tòng Xuân lên tiếng đòi thay đổi Tết Âm trùng với Tết Dương, Ông nói: “Tôi thấy người Việt ta còn hay tư tưởng Tết dư âm. Trước Tết thì nôn nao chuẩn bị từ hơn một tháng. Trong Tết, nhất là những người ăn nhậu, chỉ muốn nghỉ nhiều cho khỏe. Sau Tết lại thiếu năng lượng và làm việc tương đối uể oải. Ở vùng thôn quê, nhiều hộ gia đình đều là dân làm thuê, không giàu có gì, thế mà kiếm được mớ tiền về Tết là phải sắm sửa.”(1) Thực tế đề xuất của Gs đã không thực hiện được do ‘hồn dân tộc mang nét linh thiêng’ của ba ngày Tết đã in sâu vào tâm khảm của người Việt Nam!

Theo Nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam nổi tiếng: Nguyễn Văn Huyên(2) và Toan Ánh(3), đều có chung quan điểm nhấn mạnh ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình “Ngày xưa mỗi khi giáp Tết, con cháu làm ăn xa xôi, cách trở phương trời đến mấy cũng gắng thu xếp về sum họp cùng gia đình. Bởi dịp này là dịp gặp gỡ ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng ruột thịt. Để chờ đến giao thừa, mỗi người thắp một nén nhang trước bàn thờ gia tiên, nhờ người xưa phù độ hộ trì. Nói chung, không khí đêm giao thừa trong lòng người Việt chúng ta là thiêng liêng lắm. Người sống và người đã khuất trong thời khắc ấy hình như có một cuộc gặp gỡ trong cõi vô hình, điều này khó có ai giải thích nổi.” (Nhà nghiên cứu Toan Ánh)

phailamgi_Niềm vui ngày Tết - Nỗi buồn của người Vô Gia Cư_cv2.jpg


Gần đây, ý nghĩa đoàn tụ & xum họp ngày Tết giảm dần: tối Giao thừa thì đổ ra đường đi xem pháo hoa, ngày mồng 1,2,3… vì được nghỉ nhiều ngày nên có khuynh hướng đi du lịch, chị Phạm Bích Hạnh, sống tại Hà Nội, hầu như không ăn Tết ở nhà và chưa bao giờ bị người nhà phản đối. Chị cho biết cả gia đình sống ở Hà Nội nên không cần tranh thủ về quê ăn Tết, quyết định du lịch dễ dàng "Tôi thấy ở thành phố lớn, mọi người cũng không còn câu nệ việc ở nhà chúc Tết". Không phải mọi người câu nệ cô gái đi du lịch mà họ mong cô ở nhà chung vui với gia đình ba ngày tết. Thực tế, phần cuối bài viết ở https://vnexpress.net/vi-sao-nhieu-nguoi-viet-chon-bo-tet-di-du-lich-4839411.html đã không đồng quan điểm đi du lịch dịp nghỉ Tết của cô bạn gái này và nhiều người khác”.

Tết của người Việt gợi nhớ về về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ai cũng muốn về quê ăn Tết, thắp hương tạ ơn Trời Phật và cầu cho các đấng sinh thành. Người Việt Nam, đa phần, gắn với thế giới tâm linh, gắn với truyền thống, gắn với gia đình quê hương và cội nguồn mình, làm cho hồn bản sắc dân tộc được nâng lên, được tỏa sáng hơn trong dịp Tết.

“Dù trong dù đục – ao nhà vẫn hơn” Dù nghèo thế nào, đêm Giao Thừa vẫn có mâm cơm, cha mẹ cùng với con cháu, đoàn tụ tạ ơn. Nhiều nước mắt đã chảy dài trong khoảnh khác linh thiêng đó!

phailamgi_Niềm vui ngày Tết - Nỗi buồn của người Vô Gia Cư_1.jpg

Nỗi buồn của người vô gia cư​

Trong lúc, nhà nhà đoàn tụ trao cho nhau những lời thăm hỏi kèm nụ cười yêu thương, sau nhiều ngày tháng vất vả làm ăn sinh sống. Cùng lúc, nhiều mảnh đời bất hạnh phải lấy “đất làm giường, lấy trời làm chăn, lê lết ở một góc đường vì chẳng có nơi nào để về... thuộc hạng người ‘nghèo tận cùng’ sống không nhà không cửa quen gọi là người Vô gia cư” và, “có lẽ với những người vô gia cư, Tết đến, họ chỉ mong cơm ngày ba bữa được đủ no, có được manh áo ấm để mặc. Chẳng cần phải mua sắm, quà cáp sang trọng, điều ý nghĩa mà họ nhận được chính là từ tấm lòng biết yêu thương, san sẻ của mọi người dành cho nhau. Đôi khi, chỉ là một bát cháo trắng hay ổ bánh mì trong những ngày cận Tết cũng khiến người khác ấm lòng”(4)

phailamgi_Niềm vui ngày Tết - Nỗi buồn của người Vô Gia Cư_2.jpg

Công giáo với người vô gia cư​

Trong một bài giảng ngắn gọn trong buổi Kinh chiều ở Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi người Công giáo nghĩ về những người không có nhà cửa, nhất là trong những tháng mùa đông khắc nghiệt.

“Họ, tất cả đều là con cái Thiên Chúa, nhưng hình thức nô lệ khác nhau, đôi khi rất phức tạp, đã khiến họ sống trong giới hạn phẩm giá con người,” ngài nói “Chúa Giêsu cũng được sinh ra trong điều kiện khó nghèo, nhưng không phải tình cờ, hay ngẫu nhiên, Người muốn được sinh ra theo cách này, để thể hiện tình yêu của Thiên Chúa dành cho những người bé nhỏ và những người nghèo khó, và do đó Người gieo xuống thế gian hạt giống của Vương quốc Thiên Chúa, một Vương quốc của công lý, tình yêu và hòa bình, nơi không ai là nô lệ, mà tất cả đều là anh em, con cái của một Cha. Giáo Hội không muốn thờ ơ với “chế độ nô lệ của thời đại chúng ta,” ngài tiếp tục, “hãy thân thiết và gần gũi với những người có hoàn cảnh khó khăn.”

phailamgi_Niềm vui ngày Tết - Nỗi buồn của người Vô Gia Cư_3.jpg

Làm gì với những người vô gia cư, đặc biệt dịp tết?​

Tạo sự thân thiết và gần gủi với tất cả tấm lòng yêu thương: hỏi tên đừng hỏi hoàn cảnh đưa đẩy họ vào tình trạng ‘vô gia cư’ - Bước tới và bắt tay họ, cử chỉ này tuy đơn giản nhưng nó phá bỏ rào cản ngăn cách và cũng là cách là bạn nhìn nhận phẩm giá của họ. Hãy chia sẻ với họ những nhu cầu vật chất cần thiết và rất thực tế ‘cơm ăn & áo mặc & chăn mềm… nhưng nhớ ‘cách cho hơn của cho’ và vì họ có nhân phẩm như mọi người cần được quý trọng, tôn trọng bởi họ là ‘hình ảnh tạo dựng của Thiên Chúa’.

Một ước mong của người viết, gần Tết rất nhiều xứ đạo gói bánh chưng & bánh tét với thiện ích chia sẻ với người nghèo, với giáo dân trong xứ đạo… phải chi, quý Linh mục coi xứ, lập một nhóm nhỏ đi tìm kiếm những người Vô gia cư ‘… chia sẻ với họ chút quà yêu thương’ này!​

Chú thích:


  • Ảnh trong bài: Cafebiz.vn
 

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên