Thành viên
Tham gia
22/12/23
Bài viết
86

Chuyện tiền bạc đôi khi không chỉ là vấn đề tài chính mà còn là câu chuyện tình cảm, trách nhiệm và cả những áp lực vô hình. Nhất là khi có chút của ăn của để, nhiều người lại rơi vào tình huống khó xử: giúp hay không giúp? Cho vay hay từ chối?




phailamgi_Phải làm gì khi có nhiều người hỏi vay tiền_cv.jpg



Ảnh: vnexpress.net

Tôi có một người bạn, sau nhiều năm cố gắng làm ăn cũng đã có chút thành công. Nhưng cuộc sống đâu chỉ có những điều tốt đẹp, mà còn có những gánh nặng khó nói. Bạn ấy tâm sự:

"Trước em làm cũng ra tiền, nhưng cứ có tiền là nhiều người lại tìm đến nhờ giúp đỡ. Người nhà cũng vậy, họ cho rằng em có được ngày hôm nay là nhờ họ gánh nghiệp cho, nên em phải có trách nhiệm chu cấp. Nói thế chứ ai cũng khỏe mạnh chứ có ai bị sao đâu mà bảo gánh nghiệp. Bà chị bắt em phải nuôi con cho chị ấy. Ông anh thì cứ vay vốn làm ăn, em cũng cho vay mấy lần, nhưng rồi thua lỗ, lại quay về hỏi tiền em tiếp. Nếu em không cho, họ trách móc em vô ơn, trong khi ngày xưa em cũng đâu nhờ vả được gì. Mấy năm trước có làm ăn được, em vẫn bỏ tiền ra để lo cho đứa cháu học xong, giờ lại muốn em lo cho đứa nhỏ nữa, trong khi kinh tế bây giờ cũng khó khăn, em còn nhiều thứ khác phải lo.

Bạn bè cũng vậy, mượn tiền rồi hứa trả sớm, nhưng đến hẹn thì im lặng. Khi em nhắc, họ lại tỏ thái độ khó chịu. Cả trăm triệu chứ ít gì đâu. Có người vay tiền gấp để chữa bệnh cho con, em thương tình giúp đỡ, nhưng sau đó cũng chẳng thấy nhắc đến chuyện trả lại nữa. Rồi họ hàng, bạn bè hỏi vay liên tục...cũng đau đầu phết anh ạ"


Nghe những lời tâm sự đó, tôi hiểu rằng, có tiền chưa chắc đã sung sướng. Giúp người thì bị lợi dụng, không giúp lại bị chỉ trích. Một tình huống quá đỗi khó xử.

Vậy phải làm sao để không rơi vào vòng luẩn quẩn này?

Hiểu rõ ranh giới giữa giúp đỡ và gánh vác trách nhiệm

Nếu giúp đỡ trong khả năng, không ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân thì không sao. Nhưng nếu cứ ôm vào mình trách nhiệm của người khác, lâu dần sẽ trở thành gánh nặng.

Đừng để người khác lợi dụng tình cảm

Nhiều người vay tiền không thực sự vì họ thiếu thốn, mà vì họ biết mình dễ dãi. Có những người thân, bạn bè xem chuyện vay mượn là điều hiển nhiên. Khi chưa có tiền, họ lấy lý do khó khăn để vay. Khi có rồi, họ lại quên mất món nợ đó. Nếu không tỉnh táo, chính mình sẽ trở thành "cây ATM miễn phí" của người khác.

Học cách từ chối một cách khéo léo

Từ chối không có nghĩa là vô tâm. Nếu ai cũng đến vay tiền mà mình đều giúp, thì đến một ngày chính mình cũng rơi vào cảnh túng thiếu. Có thể nói nhẹ nhàng:​
  • "Dạo này em cũng đang gặp khó khăn, không giúp được anh/chị."
  • "Tiền em đang dành cho kế hoạch riêng, không thể xoay được."
  • "Lần trước anh/chị vay vẫn chưa trả, em cũng đang cần xoay sở."
Những câu từ chối như vậy giúp mình giữ được mối quan hệ mà vẫn bảo vệ được tài chính cá nhân.

Nếu cho vay, hãy có nguyên tắc

  • Chỉ cho vay số tiền mình sẵn sàng mất, phòng trường hợp không đòi lại được.​
  • Ghi lại rõ ràng khoản vay, thời gian trả.​
  • Nếu là khoản lớn, có thể nhờ bên thứ ba làm chứng hoặc lập giấy tờ hợp lệ.​
  • Tránh vay mượn mà không có lý do chính đáng hoặc không có kế hoạch trả nợ rõ ràng.​

Hãy giúp đỡ theo cách khác

Thay vì cho vay tiền, có thể giúp bằng cách khác:​
  • Nếu ai đó muốn vay tiền để làm ăn, có thể hướng dẫn họ cách quản lý tài chính hoặc giới thiệu cơ hội việc làm.​
  • Nếu họ gặp khó khăn thực sự, có thể giúp bằng cách khác như hỗ trợ công việc, chia sẻ kinh nghiệm thay vì đưa tiền trực tiếp.​
  • Đôi khi, một lời khuyên chân thành còn quý hơn cả tiền bạc.​
Tiền bạc là con dao hai lưỡi trong các mối quan hệ. Nếu không khéo léo, nó có thể làm rạn nứt tình cảm, tạo ra những hiểu lầm và áp lực không đáng có. Biết cách giúp đúng người, đúng lúc, đúng cách sẽ giúp mình vừa giữ được lòng tốt, vừa không biến mình thành cái "máy rút tiền" của người khác.​
 

Nghi thức kính nhớ tổ tiên của người Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên