Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
215

Trong một buổi chia sẻ của nhóm, tôi được nghe một bác kể về những câu chuyện liên quan đến một vài vị mục tử, gắn liền với chủ đề hôm đó. Vì là chuyện riêng tư nên tôi không thể nói rõ chi tiết. Chỉ biết rằng, lúc nghe, tôi thật sự “sốc,” tự hỏi làm sao lại có những chuyện như thế xảy ra. Cảm giác như thần tượng trong lòng mình sụp đổ, vì trước giờ tôi luôn nghĩ linh mục toàn là những con người thánh thiện, tôi hoang mang vô cùng. Nhưng điều khiến tôi băn khoăn hơn cả là, tại sao khi biết những điều đó, bác vẫn giữ trọn tình yêu đối với Giáo Hội? Bác không chỉ mời gọi những người chưa biết Chúa đến với nhà thờ mà còn cộng tác với các cha trong nhiều công việc bác ái. Chính bác cũng là một tấm gương sống động về lòng nhân ái và sự yêu thương. Có người đến nhà thờ chỉ vì nể tình bác, dù ban đầu họ không thật sự muốn. Nhưng rồi, cũng có những người, nhờ bác, mà tìm đến Hội Thánh.

Tôi cứ mãi suy nghĩ, làm sao bác có thể giữ được niềm tin yêu như thế. Tôi chỉ mới nghe qua mà đã cảm thấy thất vọng, còn bác – người trực tiếp biết và hiểu rõ – lại có thể kiên định như vậy.

phailamgi_Phải làm gì khi nghe chuyện sốc về các linh mục_cv.jpg
Ảnh: Canva

Vào một buổi gặp khác, tôi có dịp hỏi bác:
“Bác ơi, tại sao bác vẫn yêu mến Giáo Hội dù biết rõ những tội lỗi của các vị mục tử? Cháu nghe thôi đã thấy thất vọng rồi.”

Trước khi bác trả lời, một chị trong nhóm lên tiếng:
“Chị cũng biết có những vị mục tử phạm tội, nhưng chị may mắn được gặp nhiều vị mục tử vô cùng tốt lành. Chị tin rằng, chỉ nhờ ơn Chúa họ mới làm được những việc lớn lao như vậy. Có ai đó từng nói: ‘Một cái cây đổ sẽ gây tiếng động lớn hơn ngàn cái cây đang đâm chồi nảy lộc.’ Người ta thường chú ý đến những điều tiêu cực mà quên đi biết bao điều tốt đẹp đang nảy nở quanh mình.”

Câu trả lời ấy làm tôi lặng đi, suy nghĩ mãi.

Sau đó, bác từ tốn chia sẻ:
“Như chị L vừa nói, bác chỉ muốn nói thêm là bác cũng là một con người tội lỗi. Đức Giáo hoàng Phanxicô từng nói trên chuyến bay: ‘Tôi là ai mà dám kết án họ.’ Bác luôn ghi nhớ tinh thần này của Đức Giáo hoàng. Các cha cũng là con người, họ cũng có những yếu đuối. Chúng ta cần cầu nguyện cho họ.”

Hai câu trả lời ấy đã đánh động tâm hồn tôi rất nhiều. Trước đây, tôi cũng từng đọc được những suy nghĩ tương tự trong sách, nhưng nghe trực tiếp từ những con người thực sự trải qua những kinh nghiệm sống, điều đó có sức nặng và sự lay động đặc biệt.

Có phải tôi đã quá chú tâm vào những điều tiêu cực mà quên mất những điều tốt đẹp? Có phải tôi đã quên rằng chính bản thân mình cũng là một con người tội lỗi, nhưng lại dễ dàng phán xét người khác? Có phải tôi đã quên cầu nguyện cho các vị mục tử – những người được Chúa chọn nhưng vẫn mang trong mình sự yếu đuối của phận người?

Tôi chợt nhận ra mình đã quên đi những điều Chúa dạy. Cảm ơn chị và bác đã giúp tôi tỉnh thức.​

Phải Làm Gì?
Docat 14 Giới răn yêu thương trong Tân Ước là gì?
Nhiều nền văn hoá xem Quy tắc vàng “Hãy cư xử với người khác như bạn muốn họ đối xử với mình” như chuẩn mực của đời sống lương thiện. Điều răn yêu thương trong Cựu Ước còn rõ ràng hơn: “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19,18). Đức Giêsu nhấn mạnh điều răn yêu thương và cụ thể hoá điều răn này bằng cách liên hệ tới chính Người và sự hy sinh mạng sống của Người: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Tình yêu đó hướng đến cả cá nhân và cộng đồng ngang nhau: mỗi người đều quan trọng, vì là một cá thể độc nhất được Chúa thương yêu – và nhờ lòng yêu thương, mỗi người có thể cậy dựa vào anh em đồng loại. Tình yêu siêu nhiên của Thiên Chúa là khởi đầu cho “một nền văn minh tình yêu” (theo lời của Giáo hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II), và tất cả mọi người đều có thể góp phần kiến tạo nền văn minh ấy.​
 
Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
30
Tinh thần yêu thương và hiệp thông là vậy.
Nhưng mà, có vẻ càng ngày những chuyện buồn càng nhiều, hay là bây giờ có MXH mới biết.
 

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên