Thành viên
- Tham gia
- 22/12/23
- Bài viết
- 84
- Chủ đề Author
- #1
Gần đây, mạng xã hội lan truyền nhiều đoạn video ghi lại cảnh xe cấp cứu bị chặn tại các giao lộ, không thể di chuyển vì một số ô tô không chịu nhường đường. Lý do được đưa ra là nếu nhường đường, họ sẽ buộc phải vượt đèn đỏ, dẫn đến nguy cơ bị phạt nguội theo Nghị định 168/2024, với mức phạt có thể lên đến 20 triệu đồng. Đây là một số tiền không hề nhỏ, tương đương với thu nhập cả tháng của nhiều người lao động, đặc biệt là các gia đình có thu nhập trung bình.
Ảnh: Znews
Mâu thuẫn giữa trách nhiệm và nỗi lo cơm áo gạo tiền
Việc vượt đèn đỏ để nhường xe cấp cứu hiện vẫn nằm trong vùng xám của pháp luật. Không có quy định rõ ràng liệu hành vi này có bị phạt hay không, đặc biệt trong trường hợp bị phạt nguội. Giả sử 3 tháng sau, khi giấy thông báo xử phạt được gửi về nhà, nhiều người có thể đã không còn giữ bằng chứng từ camera hành trình để giải trình. Có khi phải nhờ người sau quay vidoe lại mới có bằng chứng rõ ràng. Rồi nếu ở xa thì việc chứng mình cũng rất khó khăn. Thậm chí, nếu bị xử phạt, người vi phạm phải đóng tiền trước rồi mới thực hiện các thủ tục giải trình để xin hoàn lại. Điều này không chỉ tiêu tốn thời gian mà còn gây áp lực tâm lý, vì khả năng được hoàn tiền không phải lúc nào cũng chắc chắn.
Trong bối cảnh như vậy, không ít người bày tỏ rằng họ sẵn sàng "mang tiếng vô tâm" hơn là mạo hiểm để rồi gia đình họ chịu thiệt thòi. Một số bình luận đầy chua xót: "Nếu nhường đường mà bị phạt 20 triệu, tôi biết lấy đâu tiền nuôi vợ con?" Câu nói này có thể chỉ là lời phóng đại, nhưng cũng phản ánh nỗi sợ hãi thực tế khi phải chọn giữa trách nhiệm với xã hội và nhu cầu sống còn của gia đình.
Trong bối cảnh như vậy, không ít người bày tỏ rằng họ sẵn sàng "mang tiếng vô tâm" hơn là mạo hiểm để rồi gia đình họ chịu thiệt thòi. Một số bình luận đầy chua xót: "Nếu nhường đường mà bị phạt 20 triệu, tôi biết lấy đâu tiền nuôi vợ con?" Câu nói này có thể chỉ là lời phóng đại, nhưng cũng phản ánh nỗi sợ hãi thực tế khi phải chọn giữa trách nhiệm với xã hội và nhu cầu sống còn của gia đình.
Hệ quả của mức phạt cao và sự thiếu rõ ràng
Mức phạt cao được đặt ra nhằm răn đe hành vi vi phạm giao thông, nhưng nếu không có quy định cụ thể và rõ ràng, nó có thể vô tình khuyến khích sự vô cảm. Khi đối mặt với những quyết định cần phản ứng nhanh, nỗi sợ bị phạt dễ khiến người ta chọn cách bảo vệ bản thân hơn là nghĩ đến lợi ích cộng đồng.
Ngoài ra, việc xử phạt thiếu minh bạch, chậm trễ và quy trình giải trình phức tạp càng làm gia tăng cảm giác bất lực của người dân. Họ không chỉ lo ngại về mặt tài chính mà còn cảm thấy mệt mỏi vì phải đối mặt với một hệ thống không tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hành động đúng đắn.
Ngoài ra, việc xử phạt thiếu minh bạch, chậm trễ và quy trình giải trình phức tạp càng làm gia tăng cảm giác bất lực của người dân. Họ không chỉ lo ngại về mặt tài chính mà còn cảm thấy mệt mỏi vì phải đối mặt với một hệ thống không tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hành động đúng đắn.
Giải pháp nào để tránh sự vô cảm?
Để tránh biến pháp luật thành nguyên nhân gây vô cảm, cần có những điều chỉnh hợp lý trong việc áp dụng và tuyên truyền pháp luật:
- Quy định rõ ràng hơn: Cần bổ sung quy định cụ thể về việc vượt đèn đỏ trong trường hợp nhường đường cho xe ưu tiên, đồng thời có cơ chế xử lý linh hoạt cho những tình huống khẩn cấp.
- Giảm tải áp lực tài chính: Xem xét mức phạt hợp lý hơn, phù hợp với thu nhập trung bình của người dân, hoặc áp dụng các hình thức cảnh báo, giáo dục thay vì chỉ phạt tiền.
- Minh bạch hóa quy trình xử phạt: Rút ngắn thời gian xử lý phạt nguội, đơn giản hóa quy trình giải trình, và tạo điều kiện để người dân có thể chứng minh hành vi đúng đắn của mình dễ dàng hơn.
Pháp luật được đặt ra không chỉ để răn đe mà còn để định hướng con người hành động vì lợi ích chung. Nếu thiếu sự rõ ràng và linh hoạt, nó có thể vô tình đẩy người dân vào thế khó xử, biến họ từ những người có trách nhiệm thành những người bị hiểu lầm là vô tâm.
Phải Làm Gì?
Bác ái vượt quá công bằng Ubi societas, ibi ius [Ở đâu có xã hội, ở đó có pháp luật]: mỗi xã hội xây dựng hệ thống pháp luật của riêng mình. Bác ái vượt quá công bằng, vì tình yêu là cho đi, gửi tặng những gì là “của mình” cho người khác; nhưng tình yêu không bao giờ được phép thiếu công bằng, vì công bằng thúc đẩy chúng ta trao cho người khác những gì là “của người ấy”, những gì người đó xứng đáng lãnh nhận do sự hiện hữu của mình, hay bởi công việc mình làm. Tôi không thể “cho” những gì thuộc về tôi cho người khác mà trước tiên không chịu đưa cho người ấy những gì thuộc về họ theo lẽ công bằng. Nếu chúng ta yêu thương người khác với lòng bác ái, trước tiên chúng ta phải công bằng với họ… Một mặt, bác ái đòi hỏi công bằng: sự công nhận và tôn trọng quyền lợi hợp pháp của mỗi cá nhân và các dân tộc… Mặt khác, bác ái vượt quá công bằng và kiện toàn công bằng trong logic của trao ban và tha thứ. Thành đô trần thế được xây dựng không chỉ bởi mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, mà còn vươn tới một mức độ rộng lớn hơn và cơ bản hơn, nhờ những mối quan hệ từ sự rộng lượng, lòng thương xót, và sự hiệp thông. Giáo hoàng Bênêđictô XVI, Thông điệp Caritas in Veritate (2009), 6
Cùng chủ đề