Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục bị bắt: Khi lương tâm có thể được bọc đường và bán theo hộp

Thành viên
Tham gia
1/4/25
Bài viết
8

Người ta vẫn nói, mạng xã hội là nơi “ai cũng có thể trở thành thánh nhân, doanh nhân, hoặc... tội nhân chỉ sau một cú livestream”. Câu nói ấy, xem ra, đã ứng nghiệm với hai cái tên từng rất được mến mộ: Hằng Du MụcQuang Linh Vlog, những người từng được xem như biểu tượng của lòng thiện nguyện, sự lan tỏa tích cực.​


4.jpg
Ảnh: VNE
Một viên kẹo bằng một đĩa rau xanh”, câu quảng cáo nghe ngọt như đường hóa học, lại được truyền tải bởi những gương mặt có hàng triệu người theo dõi. Có ai lại không tin? Nhưng có ai ngờ rằng, sau ánh hào quang là những con số đáng buồn: 0,51 gram chất xơ cho cả hộp 30 viên kẹo, khéo còn thua một cọng rau muống héo trong bữa cơm đạm bạc ở quê.

Người tiêu dùng bỏ tiền thật để mua điều giả, không chỉ là sản phẩm, mà là niềm tin bị đánh tráo bằng kỹ nghệ quảng cáo. Thế là, từ sự nhẹ dạ, chúng ta lại một lần nữa trở thành nạn nhân của một nền kinh tế mà lương tâm có thể được bọc đường và bán theo hộp.

Không phải tự nhiên mà Giáo hội Công giáo có một lời nhắc nhớ rất thẳng thắn trong Giáo huấn xã hội Công giáo rằng“Mọi hình thức gian lận trong thương mại là một xúc phạm đến công lý và tình yêu thương.” Khi một viên kẹo được thần thánh hóa bởi một lời nói dối, nó không còn là thực phẩm nữa, nó là tội lỗi được ép khuôn hình tròn, bao bì bắt mắt, vị ngọt nhân tạo, và hậu vị đắng nghẹn của sự lừa dối.

Người Công giáo không được dạy sống bằng việc "thu lợi nhuận bằng mọi giá", nhưng là sống bằng sự thật, bằng công lý, và bằng tấm lòng ngay thẳng trước mặt Chúa và tha nhân.

5.jpg
Phiên livestream quảng bá sản phẩm Kera: Ảnh Internet

Câu hỏi ở đây không chỉ là "ai sai?", mà sâu hơn là: chúng ta đã sống thiếu tỉnh thức như thế nào để niềm tin bị mua rẻ bởi những phiên livestream?

Hằng Du Mục, Quang Linh: họ bị bắt, đó là điều tất yếu của pháp luật. Nhưng sự thất vọng mà họ để lại trong lòng công chúng có lẽ còn nặng nề hơn bất kỳ bản án nào. Bởi họ từng được báo chí và cộng đồng mạng cho là biểu tượng của sự tử tế, của tình người xuyên biên giới, là niềm "tự hào" không chỉ của những người theo dõi họ mà còn của cộng đồng người Việt khắp nơi. Nhưng rồi tất cả vỡ vụn vì một viên kẹo không đáng giá bằng một cọng rau thật.

Phải chăng, chính họ trong một khoảnh khắc nào đó cũng đã bị lừa dối? Lừa bởi chính mình, khi nghĩ rằng một lời nói dối nhỏ không sao cả, một lần “quảng cáo hơi quá” không làm ai chết.

Nhưng xin thưa, chết chứ! chết niềm tin, chết uy tín, chết danh dự, và đôi khi còn giết chết cả khả năng phân biệt đúng – sai của xã hội, khi người ta chẳng biết nên tin ai nữa. Vì khi sự thật bị bóp méo dưới lớp vỏ “truyền cảm hứng”, thì mọi thành công trở thành trò hề, mọi lời xin lỗi chỉ là chiêu bài, và lương tâm – nếu còn – sẽ chỉ âm ỉ như một cơn đau đầu không thuốc nào chữa khỏi.

Thế nên, nếu có một bài học nào cần được rút ra, thì đó là: Chúa không cần bạn thành influencer, Ngài cần bạn thành người thật thà. Một viên kẹo có thể không cứu được ai, nhưng một lời nói dối thì có thể kéo cả một cộng đồng xuống vực.

Đã đến lúc mỗi người phải chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa việc sống bằng lẽ thật hay sống bằng thuật toán, giữa đức tin và sự giả tạo có thể lên xu hướng hôm nay, rồi bị ....bắt giữ ngày mai.​

Phải Làm Gì?

Docat #190: Những “tội lỗi” trong kinh doanh là gì?​

Không may có nhiều mánh khoé lừa bịp, thủ đoạn gian trá, mưu mẹo lường gạt, và bao lời nói dối trong thế giới kinh doanh. Những ai hành động theo đường lối dối trá này đều phá huỷ vốn liếng đích thực của doanh nghiệp: đó là uy tín. Thiếu uy tín, doanh nghiệp không thể hoạt động. Khi một ai hứa hay ký một hợp đồng, bạn phải có thể tin cậy vào lời hứa hay bản hợp đồng đó. Người ta giành được uy tín qua mức độ đáng tin cậy, và đạt được nó qua hành động đúng đạo lý. Trong thế giới kinh doanh, người ta phải đặc biệt cảnh giác trước: lòng tham, nạn tham nhũng, và bất kỳ dạng bất công nào như trộm cắp, lừa đảo, bóc lột, cho vay nặng lãi,...​
 
Tích cực
Tham gia
22/12/23
Bài viết
166
tội nhân chỉ sau một cú livestream”. Câu nói ấy, xem ra, đã ứng nghiệm với hai cái tên từng rất được mến mộ: Hằng Du MụcQuang Linh Vlog
dùng từ "ứng nghiệm" ngầm hiểu luôn họ là tội nhân có vội quá không, vì tòa chưa tuyên án
 

[Podcast] "Con không muốn sống cuộc đời do cha mẹ áp đặt!" | phailamgi | Cha mẹ ơi, con biết cha mẹ luôn mong điều tốt nhất cho con. Cha mẹ đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, đã chứng kiến bao cảnh đời, đã học được những bài học xương máu, nên cha mẹ muốn con tránh khỏi những sai lầm, đi đúng con đường cha mẹ tin là an toàn nhất. Nhưng cha mẹ ơi, đó là cuộc đời của con.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên