Sự ra đời của Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công Giáo (P.1)

Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
668

Qua các thời đại, mối quan tâm với nhân loại đã khiến Giáo hội phát triển một Giáo huấn xã hội theo thời gian, có nguồn gốc, mục đích riêng và bản chất riêng biệt. Bài viết dưới đây trình bày bối cảnh và quá trình ra đời của Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo.​

Cover-Docat-Phải làm gì.jpg

Sách Docat - Cẩm nang Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo dành cho người trẻ.​

Các tôn giáo, ít hay nhiều, đều dạy con người về hai tương giao: tương giao hàng dọc – với Thượng Đế và tương giao hàng ngang – với tha nhân.

Bảo rằng ít hay nhiều, là vì có những tôn giáo chỉ nhấn mạnh tới một trong hai chiều kích mà thôi. Khổng Giáo không hơn không kém là một tập hợp những quy điều xử thế trong xã hội. Vũ trụ tôn giáo ở Ấn-độ, trong đó có Phật Giáo, lại quá nhấn mạnh về chiều kích luân lí cá nhân trong việc tìm cứu rỗi.

Giáo huấn hàng dọc thường phản ảnh qua những định tín (tín điều) ít thay đổi nói lên bổn phận của cá nhân đối với Thượng Đế. Giáo huấn hàng ngang quy định tương giao giữa người và người trong môi trường xã hội (luân lí xã hội). Về điểm hàng ngang này, đạo Công Giáo có phần khác hơn các tôn giáo khác, vì nó đã phát triển và xây dựng những quy tắc ứng xử này thành một hệ thống khoa học, trước đây được gọi là Đạo Lí Xã Hội Công Giáo (Pio XII.), nay là Giáo huấn Xã hội của Công Giáo (GHXHCG); nói khác đi đó là một cẩm nang „Công Dân Giáo Dục“ của Giáo hội Công giáo.​
Không những tạo thành một cẩm nang, Giáo hội còn cổ võ tín hữu mình học hỏi nó: „Đặc biệt chúng tôi mong muốn nó trở thành môn học bắt buộc trong các trường công giáo ở mọi cấp, nhất là trong các chủng viện… Ngoài ra học giáo huấn hội cũng cần được đưa vào công tác đào tạo tôn giáo trong các giáo xứ và trong các phong trào tông đồ giáo dân.“ (Mater et Magister, 223). Thượng Hội Đồng Công Nghị tháng 10/2023 vừa qua cũng yêu cầu: „Giáo huấn Xã Hội của Giáo hội là một nguồn tài nguyên chưa được nhiều người biết đến, cần phải đầu tư vào chuyện này. Các giáo hội địa phương không những cần phổ biến rộng rãi nội dung nó, mà còn phải giúp tín hữu thủ đắc nó bằng những thực hành lấy cảm hứng từ học thuyết này.“ (Báo cáo tổng hợp)

Cách tổng quát, có thể nói GHXHCG đã có mặt ngay từ đầu lịch sử Giáo Hội. Là vì Kinh Thánh cũng như những giáo huấn của đức Giêsu có đề cập nhiều tới những phạm trù như: Phẩm giá con người, trách nhiệm, công bình, bác ái, hoà bình, hôn nhân, gia đình, sinh môi, tương quan giữa người dân và kẻ lãnh đạo, bổn phận đối với người nghèo, goá bụa, tị nạn...

Nhưng một GHXHCG đúng nghĩa của Giáo Hội công giáo chỉ được hình thành khởi đi từ 1891, là năm giáo tông Lêô XIII. phổ biến tông thư Rerum Novarum (Việc Mới), nói về hoàn cảnh khốn cùng của giới lao động thợ thuyền, chế độ lương bỗng bất công, vai trò cần thiết của tư hữu, sự cần thiết hợp tác giữa chủ và thợ qua tổ chức nghiệp đoàn, sự từ chối phương tiện đấu tranh giai cấp để giải quyết tình trạng phân rẽ xã hội…

Tại sao có sự chậm chễ như thế trong việc hình thành Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công Giáo? Mời đón đọc phần 2.​

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên