Sự ra đời của Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo (P.2)

Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
668

Phải tới tận năm 1981, thông điệp Rerum Novarum được Giáo hoàng Leô XIII công bố, và đây được coi là thông điệp khởi sự của Giáo huấn xã hội của giáo hội Công giáo. Tại sao có sự chậm chễ như thế trong việc hình thành Giáo huấn xã hội này?​

Cover_Docat Phải làm gì.jpg
Docat - Cẩm nang Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo dành cho người trẻ

Do hậu quả lịch sử phát triển của Giáo hội Công giáo.

Kitô Giáo, từ một lạc giáo bên lề trong thiên kỉ thứ nhất, đã trở thành một quốc giáo trên toàn Âu châu khi bước vào thiên kỉ thứ hai. Cánh tay quyền lực của Giáo Hội lúc này vươn toả trên tất cả, để rồi thâu tóm luôn thế quyền vào mình. Giáo Hội từ đây mang cái gọi là „Hội chứng Constantinus“, tự đồng hoá mình với Nước Chúa, gắn bó với quyền lực thống trị và xa dần người dân.

Nhưng bước vào giữa ngàn năm thứ hai – thế kỉ 15, với sự kết thúc của thời kì Trung Cổ - Hội chứng kia đã bị tấn công nhiều đợt bởi các phong trào tư tưởng như Nhân Bản - Phục Hưng (15.;16.); Ánh Sáng (15.); Cải Cách (16.); Chuyên Chế - Tục Hoá (18.); Tân Tiến (19.)... và bởi các tiến bộ khoa học kĩ thuật làm đảo lộn trật tự thế giới đương thời như việc khám phá các vùng đất mới trên địa cầu, phát triển ngành in, sáng chế máy dệt, máy hơi nước cùng với xe lửa, điện, máy nổ… Ánh sáng lí trí và cao điểm của nó là cuộc cách mạng dân chủ - dân quyền ở Pháp (1789) đã là trận cuồng phong làm sụp đổ hình ảnh và uy quyền của Giáo Hội của thời Trung Cổ và đẩy Giáo hội từng bước lui vào thế thủ.

Giáo hội từ đây dần co rút vào mình, chăm lo chuyện trong nhà, quay lưng lại với thế giới. Đạo – Đời từ đây là hai thế giới tách biệt.

Cho đến lúc cuộc kĩ nghệ hoá tại Âu châu từ giữa thế kỉ 19, đặc biệt tại Anh, đẩy các tầng lớp xã hội, đặc biệt giới công nhân, vào tình trạng bần cùng, gây phân hoá xã hội trầm trọng; và rồi Karl Marx cùng Engel xướng lên phong trào cộng sản, để giải phóng cho các tầng lớp bất hạnh và vô sản này, thì xem ra mọi chuyện đã trễ. Hàng hàng lớp lớp giới lao động, người nghèo, phụ nữ đã trở nên vong thân và xa lìa với Giáo hội.

Tình trạng đó làm cho Giáo hội giật mình thức tỉnh. Phải làm gì cho những thành phần xã hội bất hạnh này, những đối tượng lẽ ra phải được Giáo hội ưu tiên phục vụ, như Tin Mừng đòi hỏi?

Tông thư Việc Mới của giáo hoàng Leô XIII xuất hiện trong hoàn cảnh đó. Nó báo hiệu việc tái ý thức của Giáo hội về sứ mạng “sống giữa đời” của mình. Nhưng phải đợi hơn một thế kỉ rưỡi sau, sứ mạng này mới được công đồng Vaticano II. (1962-65) phát biểu rõ ràng: Vui mừng và hi vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cùng là vui mừng và hi vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (GS, 1). Nghĩa là Giáo hội không ở trên ở ngoài, mà ở giữa trần thế, đồng hành với trần thế, cùng mừng với cái vui, lo với cái lo của con người. Giáo hội không phải là Nước Chúa, không phải là tổ chức quyền lực, mà chỉ là phương tiện đưa con người vào Nước Chúa. Giáo hội không là giáo triều Roma hay hạn chế ở phương tây, nhưng là một cơ cấu hiệp thông hoàn vũ. Khẩu hiệu "Đem đạo vào đời" được thay bằng "Sống đạo giữa đời".

Từ đó, “con người trở thành đường đi của Hội Thánh” (Gioan Phaolô II.). Nói cách khác, “mọi đường đi của Hội Thánh đều dẫn về con người” (thư mục vụ 01.05.2008 của HĐGMVN).


Xem thêm:​
 

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên