Sự ra đời của Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công Giáo (P.3)

Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
668

Muốn đồng hành và hướng dẫn con người đi đúng con đường của Chúa và thành công trong đời, Giáo hội phải sống những âu lo khắc khoải của họ và giúp họ giải quyết những thao thức đó.​

Và con người ngày nay thường phải đứng trước những câu hỏi như sau:

- Con người đứng ở vị trí nào trong xã hội? Tôi chỉ là một „bộ phận“ của guồng mày sản xuất, một „người tiêu dùng“ trong xã hội, hay còn là gì khác?

- Sự sống, hôn nhân, gia đình, con cái còn có giá trị nào trước những đảo lộn giá trị và trước những đòi hỏi tự do cá nhân của ngày nay?

- Truyền thống dân tộc, đạo đức tôn giáo còn vai trò nào không trong một thế giới toàn cầu hoá ngay cả về mặt giá trị?

- Quyền bính xã hội đến từ đâu? Nếu không từ thần thánh, mà từ người dân, thì đâu là quyền làm dân của tôi? Đâu là tầm quan trọng của việc tự do lựa chọn người lãnh đạo?

- Lao động là cốt để có cơm ăn áo mặc, nuôi sống gia đình, hay còn để tôi còn có cơ hội phát triển toàn diện nhân phẩm mình? Nếu thế, thì hệ thống kinh tế tạo công ăn việc làm nào cần được cổ võ? Hệ thống phân phối giúp giải quyết nghèo đói nào cần được ưu tiên?

- Thế nào là một nhà nươc pháp quyền? Pháp luật phải được áp dụng ra sao, để có được công bình xã hội?

- Phải chăng các quốc gia, dân tộc có nghĩa vụ phải giúp nhau vượt qua đói nghèo để phát triển, hầu bảo vệ hoà bình thế giới? Lúc nào thì một cuộc chiến tranh trở nên chính đáng?

- v.v…

CoverDocat Phải làm gì.jpg
Cùng nhau ta mạnh hơn - Chủ đề chương 2 của cuốn Docat

Và Giáo hội đã gom góp những lời dạy từ Kinh Thánh, từ các giáo phụ và các giáo hoàng, từ những kiến thức mới nhất của các khoa học hiện đại liên quan tới các lãnh vực đó, đưa chúng vào thời đại và hệ thống chúng lại thành như một loại cẩm nang, để cung cấp cho các tín hữu “những nguyên tắc để suy tư, những tiêu chuẩn để phán đoán và những đường hướng để hành động” (Sollicitudo rei socialis, 3; GLCG, số 2423). Có thể nói GHXHCG là sự tập hợp và kết tinh của nhiều ngành khoa học: triết học, xã hội học, tâm lí xã hội học, chính trị học, kinh tế học, luật học, bang giao quốc tế v.v.. Và nó là “một phần trong toàn bộ giáo huấn Ki-tô giáo về con người” (Mater et Magistra 222).

Ở đây, việc thời đại hoá một số giáo huấn kinh sách là điều buộc phải làm, vì có những hiểu biết và nhận định trước đây không còn hợp cho ngày nay hoặc chúng đã bị hiểu sai bởi áp lực của hoàn cảnh lịch sử, của các nền văn hoá chủng tộc. Đã một thời, Giáo hội cổ xuý sự bất bình đẳng phái tính, chấp nhận chế độ nô lệ và án tử hình, ủng hộ các chính thể chuyên chế. Đã có một thời Giáo hội chống lại những tiến bộ khoa học, ngờ vực Dân Chủ, phản đối Tự Do, lạ lẫm với Nhân Quyền. Vì thế, việc “cập nhật hoá” (aggionamento; Gioan XXIII.) đều đặn những kiến thức là nhu cầu cần thiết. Nghĩa là, Giáo Hội vẫn đọc chúng trong sự liên tục của truyền thống, nhưng đồng thời phải đưa ý nghĩa của chúng vào dòng thời đại, phải nhận ra những dấu chỉ của thời đại trong đó. Đây cũng là ý nghĩa câu của Giáo hoàng Biển-đức XVI.: “Không phải có hai loại học thuyết xã hội, một của thời tiền công đồng và một của thời hậu công đồng, mà chỉ có một học thuyết xuyên suốt duy nhất và đồng thời luôn luôn mới.” (Caritas in veritate, 12).

Các định tín về tương giao hàng dọc thường ít đổi thay. Trái lại, luân lí xã hội, các kiến thức khoa học, các quan niệm và vấn nạn nhân sinh thường biến chuyển theo thời gian, theo đà tri thức của con người, theo hoàn cảnh lịch sử nhất định.

Một câu hỏi cần đặt ra ở đây: Nếu các kiến thức, các quan niệm, các giá trị luân lí thay đổi theo thời đại, theo nền văn hoá, theo hoàn cảnh lịch sử, và quan điểm của GH cũng phải đổi theo như thế, thì tính khả tín và hiệu năng lâu dài của GHXHCG ở đâu? Nói cách khác, làm sao trước mọi đổi thay và mọi hoàn cảnh nhân sinh GHXHCG vẫn đáp ứng được vai trò “những nguyên tắc để suy tư, những tiêu chuẩn để phán đoán và những đường hướng để hành động”của nó?

Về điểm này, dựa vào những kinh nghiệm dày dặn và suy tư cặn kẽ, Giáo hội đã đưa ra một số nguyên tắc nền tảng làm tiêu chuẩn đánh giá cho mọi vấn nạn nhân sinh. Bất cứ một chính sách xã hội, một thể chế chính trị, một hệ thống kinh tế, một dự án luật pháp, một biện pháp an sinh nào, nếu đáp ứng được các nguyên tắc nền tảng đó, đều được Giáo hội cổ xuý, đáng được ưu tiên chọn lựa và áp dụng.​


 
Chỉnh sửa lần cuối:

Quyền và trách nhiệm - Giáo huấn xã hội Công giáo

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên