Thành viên
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 133
- Chủ đề Author
- #1
Ngày 12 tháng 5 năm 2025, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã có buổi gặp mặt các nhà báo tại Hội trường Phaolô VI (Paul VI Audience Hall) ở Vatican. Buổi tiếp xúc ngắn gọn nhưng ý nghĩa này diễn ra trong không gian quen thuộc – nơi thường xuyên tổ chức các buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha với khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, điều khiến không ít người lần đầu theo dõi buổi gặp mặt qua truyền hình hoặc hình ảnh báo chí cảm thấy rợn gáy, chính là tác phẩm điêu khắc khổng lồ phía sau ngai tòa của Đức Giáo hoàng. Không giống với các bức tượng nghệ thuật cổ điển mang nét thánh thiêng và trang nghiêm thường thấy ở Vatican, bức tượng này mang phong cách hiện đại, với những đường nét hỗn loạn, méo mó và gương mặt Chúa Giêsu mang nét đau đớn kỳ lạ.
Đức Giáo hoàng Lêô XIV đọc diễn văn trong buổi tiếp kiến các đại diện truyền thông tại Hội trường Phaolô VI, Vatican, ngày 12 tháng 5 năm 2025. Ảnh: Reuters
Một tác phẩm lạ lùng giữa lòng Vatican
Tác phẩm ấy mang tên La Resurrezione (Chúa Phục Sinh), được sáng tác bởi nhà điêu khắc người Ý Pericle Fazzini và hoàn thành vào năm 1977. Tượng dài hơn 20 mét, cao 7 mét, nặng gần 8 tấn, được đúc bằng đồng đỏ và đồng thau, đặt trang trọng phía sau sân khấu chính của Hội trường Phaolô VI.
Fazzini khắc họa khoảnh khắc Phục Sinh không theo lối cổ điển, mà bằng một hình ảnh vượt ngoài tưởng tượng: Chúa Kitô trỗi dậy từ một hố bom hạt nhân tại Vườn Cây Dầu – nơi Người từng cầu nguyện trước cuộc Khổ nạn.
Chính ông từng mô tả:
Tôi đã hình dung việc khắc họa Đức Kitô như thể Người đang phục sinh từ vụ nổ xảy ra giữa vườn ô-liu rộng lớn – nơi yên bình đã chứng kiến những lời cầu nguyện cuối cùng của Người. Đức Kitô trỗi dậy từ một hố sâu bị xé toạc bởi một quả bom nguyên tử; một vụ nổ kinh hoàng, một cơn lốc xoáy của bạo lực và năng lượng.
Và ông tiếp tục:
Một vụ nổ bùng lên từ mặt đất, với những cây ô-liu bay lên không trung, đá tảng, mây trời, tia chớp… như một cơn bão khổng lồ mang dáng dấp của cả thế giới – và Đức Kitô, từ giữa tất cả những điều đó, thanh thản trỗi dậy.
Tác phẩm chiếm toàn bộ phần trung tâm của bức tường sau sân khấu. Chúa Kitô hiện lên với mái tóc và bộ râu dài tung bay như đang bị gió thổi, nét mặt vừa đau đớn vừa sáng ngời. Bao quanh là hình ảnh của các nhánh cây, rễ, đá và đất – tất cả cuộn xoáy, không rõ hình thù – như chính cơn hỗn mang của nhân loại sau thảm họa hạt nhân.
Fazzini khắc họa khoảnh khắc Phục Sinh không theo lối cổ điển, mà bằng một hình ảnh vượt ngoài tưởng tượng: Chúa Kitô trỗi dậy từ một hố bom hạt nhân tại Vườn Cây Dầu – nơi Người từng cầu nguyện trước cuộc Khổ nạn.
Chính ông từng mô tả:
Tôi đã hình dung việc khắc họa Đức Kitô như thể Người đang phục sinh từ vụ nổ xảy ra giữa vườn ô-liu rộng lớn – nơi yên bình đã chứng kiến những lời cầu nguyện cuối cùng của Người. Đức Kitô trỗi dậy từ một hố sâu bị xé toạc bởi một quả bom nguyên tử; một vụ nổ kinh hoàng, một cơn lốc xoáy của bạo lực và năng lượng.
Và ông tiếp tục:
Một vụ nổ bùng lên từ mặt đất, với những cây ô-liu bay lên không trung, đá tảng, mây trời, tia chớp… như một cơn bão khổng lồ mang dáng dấp của cả thế giới – và Đức Kitô, từ giữa tất cả những điều đó, thanh thản trỗi dậy.
Tác phẩm chiếm toàn bộ phần trung tâm của bức tường sau sân khấu. Chúa Kitô hiện lên với mái tóc và bộ râu dài tung bay như đang bị gió thổi, nét mặt vừa đau đớn vừa sáng ngời. Bao quanh là hình ảnh của các nhánh cây, rễ, đá và đất – tất cả cuộn xoáy, không rõ hình thù – như chính cơn hỗn mang của nhân loại sau thảm họa hạt nhân.
Pericle Fazzini – Phục Sinh (La Resurrezione), 1977, chất liệu đồng/ hợp kim đồng, kích thước 20,1 x 7 x 3 mét (66 x 23 x 10 ft), tác phẩm trưng bày tại Hội trường Phaolô VI, Rôma. Ảnh: Bernard Manzerolle, CC BY-NC-SA 2.0
Khi nghệ thuật không còn “dễ chịu”
Một số người đã mô tả tác phẩm là đáng sợ, kỳ dị, thậm chí là ma quái. Nhưng nếu nhìn sâu hơn, ta sẽ thấy đây là một tác phẩm phản ánh thực tại lịch sử của thời đại mà nó ra đời: những năm 1960–70, thời kỳ Chiến tranh Lạnh và bóng đen của vũ khí hạt nhân bao trùm thế giới.
Fazzini không chọn tả một “Chúa Phục Sinh đẹp đẽ”, mà tạc một Đấng Kitô trỗi dậy từ chính khủng hoảng và huỷ diệt – như một cách khẳng định: ơn cứu độ không xảy ra ở nơi yên bình, mà nơi tận cùng của bóng tối.
Điều này càng sâu sắc hơn khi biết rằng, trong quá trình làm việc với chất liệu polystyrene để tạo bản mẫu, Fazzini đã bị ngộ độc do khói nhựa cháy, dẫn đến máu tụ nghiêm trọng – một minh chứng sống động cho nỗi đau mà ông cũng phải chia sẻ để hoàn thành tác phẩm.
Fazzini không chọn tả một “Chúa Phục Sinh đẹp đẽ”, mà tạc một Đấng Kitô trỗi dậy từ chính khủng hoảng và huỷ diệt – như một cách khẳng định: ơn cứu độ không xảy ra ở nơi yên bình, mà nơi tận cùng của bóng tối.
Điều này càng sâu sắc hơn khi biết rằng, trong quá trình làm việc với chất liệu polystyrene để tạo bản mẫu, Fazzini đã bị ngộ độc do khói nhựa cháy, dẫn đến máu tụ nghiêm trọng – một minh chứng sống động cho nỗi đau mà ông cũng phải chia sẻ để hoàn thành tác phẩm.
Pericle Fazzini – Phác thảo cho tác phẩm “Phục Sinh” (Bozzetto per la “Resurrezione”), 1969–1970, chất liệu đồng, kích thước 70 x 147 x 20 cm, trưng bày tại Bảo tàng Vatican. Ảnh: Darren Krape, CC BY-NC 2.0
Một lời mời gọi chiêm niệm
Có thể tác phẩm này khiến ta không dễ chịu. Nhưng chính trong sự bất an đó, có một lời mời chiêm niệm dành cho người xem: hãy nhìn vào thế giới hôm nay – với chiến tranh, thảm họa, hủy diệt, lo âu – để nhận ra Chúa không đứng ngoài, mà Ngài đang trỗi dậy ngay trong lòng sự dữ.
Hình ảnh Chúa dang rộng đôi tay trong khung cảnh hỗn mang là một lời mời gọi đón nhận, không phải trong ánh hào quang, mà trong nỗi đau và hy vọng đan xen – như chính hành trình đức tin của bao người hôm nay.
Hình ảnh Chúa dang rộng đôi tay trong khung cảnh hỗn mang là một lời mời gọi đón nhận, không phải trong ánh hào quang, mà trong nỗi đau và hy vọng đan xen – như chính hành trình đức tin của bao người hôm nay.
Nguồn tham khảo
Phải Làm Gì?
Docat 286: Có những chiến lược phòng ngừa nào để tránh chiến tranh và bạo lực?
Cuộc đấu tranh cho hoà bình không bao giờ chỉ bao gồm việc giải trừ quân bị hoặc việc loại trừ các tranh chấp bằng bạo lực. Bạo lực thường được gây ra bởi những lời dối trá và bất công. Các cấu trúc bất công đem đi đem lại những bóc lột và đau khổ. Phản kháng bằng bạo lực là cách diễn tả của những ai không được tham gia và bị tước đoạt tự do. Đó là lý do tại sao chúng ta chỉ có thể ngăn ngừa chiến tranh lâu dài khi các xã hội tự do được hình thành, trong đó các điều kiện công bằng trở nên phổ biến và mọi người đều có triển vọng phát triển. Viện trợ phát triển hợp lý cũng giúp tránh chiến tranh.
Cùng chủ đề