Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 848
- Chủ đề Author
- #1
Thế giới hiện đại với công nghệ phát triển vượt bậc, kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, và tự do cá nhân được tôn vinh hơn bao giờ hết, thật khó hiểu khi ngày càng nhiều người trẻ cảm thấy không hạnh phúc, thậm chí trầm cảm. Tại sao một thế hệ với điều kiện sống tốt hơn bao giờ hết lại phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực như vậy?
Ảnh: Dark Light2021/Unsplash
Nghiên cứu cho thấy, thế hệ hiện tại có mọi điều kiện để sống tốt hơn những thế hệ trước. Chúng ta có thu nhập cao hơn, sức khỏe tốt hơn, nhiều thời gian giải trí hơn và quyền tự do được bảo vệ mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ trầm cảm vẫn tăng vọt, thậm chí cao gấp hàng nghìn lần so với các thập niên trước. Thống kê của Viện Tâm Thần Việt Nam cho thấy, có khoảng 30% dân số mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.
Sự nghịch lý này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó nổi bật là thông điệp "vô nghĩa" len lỏi trong văn hóa hiện đại. Từ trường học, mạng xã hội, đến các chương trình giải trí, người trẻ ngày nay thường được nhắc nhở rằng cuộc sống không có mục đích chung, và ý nghĩa chỉ tồn tại trong những trải nghiệm cá nhân. Điều này đã tạo ra một khoảng trống tâm hồn mà các phương pháp tìm kiếm ý nghĩa nông cạn không thể lấp đầy.
Ảnh: Catgirlmutant/Unsplash
Tâm lý học đại chúng thường khuyến khích người trẻ theo đuổi sự thỏa mãn cảm giác và tự khám phá bản thân như con đường để tìm ý nghĩa cuộc sống. Tuy nhiên, như C.S. Lewis từng nói, sự "khao khát không ngừng cho những khoái cảm ngày càng phai nhạt" này không chỉ khiến con người rơi vào trạng thái thất vọng mà còn dẫn họ vào các hành vi tự hủy hoại.
Khi sự thỏa mãn giác quan không mang lại hạnh phúc như kỳ vọng, nhiều người chuyển sang tìm kiếm "sự tự hiện thực hóa" – trạng thái cao nhất của thuyết nhu cầu Maslow. Nhưng kết quả thường là thất vọng. Những kỳ vọng không thực tế về công việc, tài chính hay các mối quan hệ cá nhân thường va chạm với thực tế khắc nghiệt, dẫn đến sự vỡ mộng và trầm cảm.
Một lý do khác khiến người trẻ cảm thấy bất hạnh là sự thiếu vắng kết nối với các giá trị tinh thần. Nhà tâm lý học Carl Jung từng viết: "Tất cả những bệnh nhân của tôi ở nửa sau cuộc đời đều cảm thấy không ổn vì họ đã đánh mất những gì mà tôn giáo sống động mang lại." Khi các giá trị truyền thống và niềm tin tâm linh bị coi nhẹ, người trẻ dễ rơi vào trạng thái mất phương hướng.
Khi sự thỏa mãn giác quan không mang lại hạnh phúc như kỳ vọng, nhiều người chuyển sang tìm kiếm "sự tự hiện thực hóa" – trạng thái cao nhất của thuyết nhu cầu Maslow. Nhưng kết quả thường là thất vọng. Những kỳ vọng không thực tế về công việc, tài chính hay các mối quan hệ cá nhân thường va chạm với thực tế khắc nghiệt, dẫn đến sự vỡ mộng và trầm cảm.
Một lý do khác khiến người trẻ cảm thấy bất hạnh là sự thiếu vắng kết nối với các giá trị tinh thần. Nhà tâm lý học Carl Jung từng viết: "Tất cả những bệnh nhân của tôi ở nửa sau cuộc đời đều cảm thấy không ổn vì họ đã đánh mất những gì mà tôn giáo sống động mang lại." Khi các giá trị truyền thống và niềm tin tâm linh bị coi nhẹ, người trẻ dễ rơi vào trạng thái mất phương hướng.
Ảnh: Catgirlmutant/Unsplash
Thực tế, sự thỏa mãn nhất thời từ của cải vật chất hay thành tựu cá nhân không phải là nguồn gốc của hạnh phúc bền vững. Nhà vua Solomon, sau khi trải qua mọi thú vui và thành tựu, đã kết luận rằng ý nghĩa cuộc sống nằm ở việc kết nối với một điều gì đó lớn lao hơn chính bản thân mình.
Đối với người trẻ hôm nay, việc nhìn nhận lại các giá trị tinh thần, tìm kiếm mục đích vượt xa cái tôi, và xây dựng mối quan hệ chân thành có thể là chìa khóa để vượt qua cảm giác bất hạnh. Hạnh phúc thực sự không nằm ở việc có được tất cả, mà ở việc biết sống hài hòa với chính mình và những giá trị ý nghĩa.
Đối với người trẻ hôm nay, việc nhìn nhận lại các giá trị tinh thần, tìm kiếm mục đích vượt xa cái tôi, và xây dựng mối quan hệ chân thành có thể là chìa khóa để vượt qua cảm giác bất hạnh. Hạnh phúc thực sự không nằm ở việc có được tất cả, mà ở việc biết sống hài hòa với chính mình và những giá trị ý nghĩa.
Phải làm gì?
Docat 53: Tại sao con người nghĩ đến những điều vượt trên chính mình?
Trong tất cả mọi loài thụ tạo vật chất, chỉ mỗi con người mở ra đến vô biên; chỉ con người mới có thể có một khái niệm về Thiên Chúa, và khát khao đi tìm những câu trả lời tối thượng. Triết học nói đó là con người có khả năng siêu việt, nghĩa là có thể vượt lên trên chính mình. Con người chỉ thật sự trở thành mình cách trọn vẹn khi nhận biết một điều gì hay một Đấng nào đó khác với mình, cao cả hơn mình, và quan trọng hơn chính mình: đó là Thiên Chúa, nguồn mạch của toàn bộ sự sống. Vì con người mở ra hướng đến Thiên Chúa, nên cũng có thể cởi mở với những người khác, và tỏ lòng tôn trọng họ. Đời sống cộng đồng, việc đối thoại và nhận biết người khác lại dẫn con người đến gần chính mình hơn.