Tại sao Toà Thánh không phải là một thành viên đầy đủ tại Liên Hiệp Quốc?

5.00 star(s) 1 Vote
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
517

Toà Thánh tự mình cam kết trung lập về chính trị vô điều kiện. Tư cách thành viên đầy đủ sẽ bao hàm việc Toà Thánh phải tham gia trực tiếp vào các vấn đề chính trị, quân sự và kinh tế. Trong nhiều cuộc bỏ phiếu biểu quyết chính trị, ví dụ liên quan đến các quyết định khó xử về tham gia chiến tranh, Toà Thánh sẽ không phải bỏ phiếu. Hơn nữa, tư cách thành viên đầy đủ sẽ làm cho Toà Thánh khó thực hiện được các “công tác thiện chí” về ngoại giao (ví dụ như làm trung gian hoà giải) (DOCAT 281)​


phailamg_ tại sao tòa thánh không phải thành viên liên hợp quốc_cv.jpg

Ảnh: vatican.mfa.gov.ua

Toà Thánh có mối liên lạc nào với các tổ chức quốc tế?

Toà Thánh là một quan sát viên thường trực trong các tổ chức quốc tế khác nhau, ví dụ như tại Liên Hiệp Quốc (LHQ, từ năm 1964), tại Tổ chức Lương Nông của LHQ (FAO, từ năm 1948), tại UNESCO (từ năm 1951), tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và tại Hội đồng châu Âu. Khi Liên Hiệp Quốc cải tổ vào năm 2004, các nước thành viên đã trao cho Toà Thánh nhiều quyền hơn trong Đại hội đồng LHQ. Toà Thánh có thể tham gia vào các cuộc tranh luận tại phiên họp Toàn thể Đại hội đồng hàng năm và cũng có quyền phát biểu ở một chừng mực nào đó về những vấn đề Toà Thánh quan tâm. (DOCAT 280)

phailamg_ tại sao tòa thánh không phải thành viên liên hợp quốc_cv2.jpeg
Photo by Vatican Pool/Getty Images

Toà Thánh có là thành viên đầy đủ trong những tổ chức nào khác không?

Có. Toà Thánh thuộc về nhiều tổ chức với tư cách là thành viên đầy đủ như Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức Phòng chống Vũ khí Hoá học (OPCW), Liên minh Viễn thông Quốc tế, và Văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR). (DOCAT 282)​
 

Đất Thánh các linh mục - Tổng Giáo phận Sài Gòn

5:23364 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên