Thế hệ Gen Z và giọt nước mắt bất lực của những bà mẹ quê

3.00 star(s) 2 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
318

Con tôi học lớp 8, nói gì cháu cũng cãi, hoặc im lặng chui vào phòng riêng đóng cửa lại… Chúng tôi chỉ còn biết khóc với hy vọng lấy nước mắt để đánh động các con, nhưng dường như, với chúng, nước mắt cũng không làm chúng động lòng…


Phailamgi_khó khăn trong việc dạy con_cv1.jpg

Tiếng kêu bất lực của những bà mẹ quê

Những chia sẻ với tâm trạng bất lực trên đây là của một bà mẹ trẻ có đứa con trai đang học lớp 8 tại một giáo xứ vùng Nga Sơn, Thanh Hóa, trong một xứ đạo toàn tòng.

Đây không phải tiếng kêu độc nhất, mà có hàng chục tiếng kêu đau đớn như thế. Bi đát hơn nữa là tiếng kêu bất lực của những cụ ông, cụ bà ở quê nhà chăm cháu cho các con ra các thành phố lớn làm ăn. Tuổi cao, sức khỏe yếu, mắt mờ các cháu làm gì ông bà không hay biết. Ông bà nói gì cháu cũng chỉ ậm ừ, không nghe, không làm. Các cháu còn lấy những chuyện học được trên mạng để cãi lại ông bà.

Nhiều người tâm sự, chúng tôi bất lực khi dạy con cháu những điều hay lẽ phải. Chúng tôi không biết tại sao con cái chúng tôi ngày nay không giống chúng tôi ngày xưa, ương ngạnh, ngang ngược, bất cần đời… nói gì chúng cũng gạt phắt đi và cho rằng chúng tôi không hiểu thời đại của chúng.

Phailamgi_khó khăn trong việc dạy con_cv2.jpg

Thế hệ Gen Z và khoảng cách giữa các thế hệ

Thực tế, với sự bùng nổ của ngành công nghệ kỹ thuật số, nhiều bậc cha mẹ ngày nay, với những kinh nghiệm giáo dục kiểu xưa cũ, đã không thể đáp ứng được các nhu cầu, sự trưởng thành trong tư tưởng của con cái, nhất là những đứa trẻ sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2012, còn gọi là thế hệ Gen Z.

Thế hệ Gen Z là nhóm bạn trẻ sinh ra trong thời đại công nghệ và Internet bùng nổ, thế hệ Z còn được gọi bằng những cái tên khác: iGeneration, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Later – Millennials, Zoomers , Gen Wii, Gen-Tech,...

Tại Việt Nam, thế hệ Gen Z chiếm khoảng 25% lực lượng lao động trong cả nước, với khoảng 15 triệu người.

Đặc điểm chung của thế hệ Gen Z là hầu như tất cả các bạn trẻ này đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, nơi thông tin được truyền tải nhanh chóng và xu hướng toàn cầu hóa ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy, quan điểm và lối sống của họ.

Đối với các bạn trẻ này, chúng không còn chấp nhận lối giao tiếp một chiều, trong đó, cha mẹ là người quyết định, con cái phải nghe theo. Trái lại, chúng đề cao sự tự lập, coi trọng quyền tự quyết, đôi khi đi ngược lại mong đợi của gia đình; chúng mong muốn được người khác lắng nghe hơn là ra lệnh, muốn phản biện hơn là cúi đầu…

Phailamgi_khó khăn trong việc dạy con_1.jpg

Cần thay đổi cách giáo dục

Trước sự “cứng đầu” của con cái thế hệ Gen Z, các bậc cha mẹ không nên quá hoảng sợ, cũng chẳng nên dùng nước mắt để thu phục con cái, bởi lẽ, chúng sẽ ngày càng giữ khoảng cách với cha mẹ.

Trái lại, các bậc phụ huynh nên nhìn con cái, nhất là các bạn trẻ thế hệ Gen Z theo hướng tích cực, đừng nghĩ chúng chỉ biết ăn không ngồi rồi, nhưng hãy chăm chú lắng nghe con cái, dành nhiều thời gian cho con, nhẹ nhàng khơi gợi giúp con mở lòng chia sẻ những tâm tư, khúc mắc tuổi mới lớn.

Các bậc phụ huynh cũng không nên xem nhẹ những quan điểm, sở thích của học sinh. Trái lại, hãy tin tưởng vào con cái và định hướng kịp thời khi con cái có những lệch lạc.

Điều quan trọng vẫn là phải dạy còn “từ thuở còn thơ”, hướng con cái đến những giá trị đạo đức. Tìm đến các chuyên viên để được giúp đỡ, hướng dẫn, khi con cái có những biểu hiện tiêu cực trong các sống, giao tiếp.

Đối với các cha mẹ Công giáo, việc giáo dục đức tin, giáo dục tinh thần bác ái, và cách thức cầu nguyện là những bảo đảm cho con cái trong bất kỳ hoàn cảnh nào và cần cho bất cứ thế hệ nào.​

  • Ảnh trong bài: Unsplash+
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên