Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum): Nền tảng cho Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo ngày nay

5.00 star(s) 3 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
495

Cách đây 134 năm, ngày 15/5/1891, Đức Giáo hoàng Lê ô XIII đã ban hành Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum), văn kiện đầu tiên trong lịch sử Giáo hội bàn một cách có hệ thống về các vấn đề xã hội, trở thành nền tảng cho Giáo huấn Xã hội Công giáo ngày nay.


phailamgi_Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) Nền tảng cho Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công gi...jpg

Pope Leo XIII, circa 1880. (London Stereoscopic Company / Getty)

Lần đầu tiên Giáo hội lên tiếng về các vấn đề xã hội

Sở dĩ Thông điệp Tân Sự trở thành nền tảng, vì đây là lần đầu tiên, Giáo hội chính thức lên tiếng một cách có hệ thống về các vấn đề xã hội đương thời; “đánh dấu sự khởi đầu của một lộ trình mới trong lập trường của Giáo hội về các vấn đề xã hội” (Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo (TLHTXHCG), # 87)

Trong thực tế, trước thế kỷ 19, Giáo hội chủ yếu tập trung vào các vấn đề tín lý và luân lý cá nhân. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp, cùng với sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản tự do và chủ nghĩa xã hội vô thần, đã gây ra nhiều bất công cho người lao động: làm việc cực nhọc, lương thấp, điều kiện sống tồi tệ… đã buộc Giáo hội phải chính thức lên tiếng trả lời các vấn đề xã hội ấy.

phailamgi_Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) Nền tảng cho Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công gi...jpg
Ảnh: toploigiai.vn

Đặt nền tảng cho các nguyên tắc cốt lõi của Giáo huấn Xã hội

Bên cạnh đó, điều quan trọng, Thông điệp Tân sự là văn kiện đầu tiên trình bày một cách có hệ thống các nguyên tắc sẽ trở thành xương sống của Giáo huấn Xã hội sau này.

Một cách cụ thể, trong Thông điệp Tân sự (các sự việc mới), Đức Giáo hoàng Lê ô XIII đã lần đầu bàn về:​
  • Nguyên tắc nhân vị - nguyên tắc trọng tâm của Học thuyết xã hội Công giáo; trên đó, người lao động, với phẩm giá của mình, được hưởng mọi quyền lợi của người lao động (RN., # 24); được hưởng lương công bằng đủ để nuôi sống bản thân và gia đình (RN., # 29)​
  • Nguyễn tắc Công ích, trong đó bàn nhiều về quyền tư hữu là “do Thiên Chúa thiết lập” (RN., # 6 – 9); nhưng đó là một quyền không tuyệt đối. Trái lại, sở hữu tư nhân có là vì Công ích, ở đây là cho người nghèo. (RN., #22)​
  • Nguyên tắc bổ trợ và liên đới là 2 nguyên tắc cũng đã được bàn tới. Mặc dù, vào thời điểm đó, hai thuật ngữ "bổ trợ" (subsidiarity) hay "liên đới" (solidarity) chưa được sử dụng như ngày nay, nhưng ý tưởng đã có. Chẳng hạn, về nguyên tắc liên đới, vào thời điểm đó, thay cho từ liên đới, Đức Giáo hoàng Lêô XIII “thường xuyên dùng từ ngữ ‘hữu nghị’.” (TLHTXHCG., # 103)​
Ngoài ra, Thông điệp còn bàn về nhiều vấn đề khác, như: vai trò chính của Nhà nước là bảo vệ Công ích (RN., # 32); phản đối cả chủ nghĩa tư bản bóc lột và chủ nghĩa xã hội vô thần cố tình “phá hủy nền tảng của xã hội bằng cách tước đoạt quyền sở hữu tư nhân” (RN., # 4)…

phailamgi_Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) Nền tảng cho Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công gi...jpg
Ảnh: vuongquocanh.com

Khơi nguồn cho một loạt các thông điệp xã hội

Cuối cùng, sau Rerum Novarum, nhiều thông điệp xã hội khác ra đời, đều nhìn lại hoặc tiếp nối tinh thần của thông điệp này.

Có thể nói, “toàn bộ học thuyết xã hội của Giáo hội như một hành động cập nhật hóa, một sự phân tích sâu sắc hơn và như một sự triển khai rộng rãi hơn phần cốt lõi ban đầu là các nguyên tắc đã được trình bày trong Thông điệp Tân Sự. (TLHTXHCG., # 90) Và, tất cả đều coi Rerum Novarum là mốc khởi đầu.

Tóm lại

Thông điệp Rerum Novarum là nền tảng cho Giáo huấn Xã hội Công giáo hiện đại vì đây là lần đầu tiên, Giáo hội trình bày một cách có hệ thống các vấn đề xã hội dựa trên nền tảng đức tin; đưa ra những nguyên tắc nền tảng, trở thành điểm quy chiếu cho các tài liệu giáo huấn của Giáo hội sau này.​

Phải làm gì?​

Docat 25: Học thuyết Xã hội của Giáo Hội hình thành ra sao?

Ai đã nghe Tin Mừng, đều thấy hiện ra trước mắt bao nhiêu thách đố của xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ “học thuyết xã hội” nói đến những tuyên ngôn về các vấn nạn xã hội mà Huấn quyền của Hội Thánh đã đưa ra kể từ Thông điệp Rerum Novarum của Giáo hoàng Lêô XIII. Với tiến trình công nghiệp hoá vào thế kỷ 19, một “vấn nạn xã hội” hoàn toàn mới đã phát sinh. Phần lớn người dân không còn được thuê mướn làm việc trong ngành nông nghiệp, mà thay vào đó, phải làm việc trong lĩnh vực công nghiệp. Lúc ấy không có bảo đảm an toàn lao động, bảo hiểm y tế, bảo đảm ngày nghỉ, và còn phát sinh cả vấn đề lao động trẻ em. Các công đoàn được thành lập để đấu tranh cho quyền lợi của giới công nhân. Giáo hoàng Lêô XIII nhận thấy rõ ngài phải đáp lại với mức độ mạnh mẽ khác thường trước hiện trạng này. Trong Thông điệp Rerum Novarum, ngài phác thảo một trật tự xã hội đúng đắn. Từ đó, các giáo hoàng hết lần này tới lần khác đáp lại những “dấu chỉ của thời đại”, và đã đưa ra biện pháp giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách, theo truyền thống của Thông điệp Rerum Novarum. Những bản tuyên ngôn tích luỹ dần qua thời gian theo phương cách này đã hình thành nên học thuyết xã hội của Giáo Hội. Ngoài các văn kiện của Giáo hội Hoàn vũ (nghĩa là những bản trình bày ý kiến của giáo hoàng, hội đồng giáo hoàng, hay Giáo triều Rôma), những quan điểm được đưa lên từ các giáo hội địa phương, ví dụ, thư mục vụ của hội đồng giám mục về các vấn đề xã hội, cũng có thể là một phần của học thuyết xã hội của Giáo Hội.​
 

[Trực tiếp] Thánh lễ khai mạc Sứ vụ Phêrô của đức tân giáo hoàng Lêô XIV | Chúa Nhật ngày 18/05/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô tại quảng trường Thánh Phêrô, chính thức khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài. Thánh lễ trọng thể này quy tụ đông đảo hồng y, giám mục, linh mục và các đoàn đại biểu quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Vatican News Tiếng Việt sẽ truyền hình trực tiếp thánh lễ vào lúc 10:00 (giờ Roma) – 15:00 (giờ Việt Nam). Link xem trực tiếp sẽ được cập nhật bên dưới.

4:47287,956 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên